TIM VIỆT FORUM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Những Vùng Tối
GS Ngô Bảo Châu và 6 câu hỏi về “đề án tỷ đô” EmptyFri Sep 20, 2019 3:02 am by Tuyet Bang

» Vì sao đại bàng đầu trắng là loài vật biểu trưng của Mỹ?
GS Ngô Bảo Châu và 6 câu hỏi về “đề án tỷ đô” EmptyTue Sep 25, 2018 11:57 am by Admin

» Hoa Bỉ Ngạn
GS Ngô Bảo Châu và 6 câu hỏi về “đề án tỷ đô” EmptyTue Sep 25, 2018 11:53 am by Admin

» “Bỏ túi” 8 cách phân biệt mật ong cực đơn giản
GS Ngô Bảo Châu và 6 câu hỏi về “đề án tỷ đô” EmptyTue Sep 25, 2018 11:48 am by Admin

» Bò Kho
GS Ngô Bảo Châu và 6 câu hỏi về “đề án tỷ đô” EmptyMon Sep 24, 2018 3:43 pm by Admin

» NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT
GS Ngô Bảo Châu và 6 câu hỏi về “đề án tỷ đô” EmptySun Sep 23, 2018 12:19 am by Admin

» BÀI PHÁP VỀ BỐN LOẠI NGỰA
GS Ngô Bảo Châu và 6 câu hỏi về “đề án tỷ đô” EmptySun Sep 23, 2018 12:18 am by Admin

» KHÉO GIỮ SÁU CĂN
GS Ngô Bảo Châu và 6 câu hỏi về “đề án tỷ đô” EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» NGUỒN GỐC CỦA ĐAU KHỔ
GS Ngô Bảo Châu và 6 câu hỏi về “đề án tỷ đô” EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» TÌNH VÀ NGHĨA TRONG CUỘC SỐNG VỢ CHỒNG
GS Ngô Bảo Châu và 6 câu hỏi về “đề án tỷ đô” EmptySun Sep 23, 2018 12:02 am by Admin

» CUỘC SỐNG KHÔNG CẦN OÁN TRÁCH, TẤT CẢ ĐỀU CÓ AN BÀI
GS Ngô Bảo Châu và 6 câu hỏi về “đề án tỷ đô” EmptySat Sep 22, 2018 11:57 pm by Admin

» Lỡ Phá Thai Hãy Gấp Tụng Kinh Địa Tạng 49 Lần Để Giúp Trẻ Sớm Siêu Thoát
GS Ngô Bảo Châu và 6 câu hỏi về “đề án tỷ đô” EmptySat Sep 22, 2018 11:55 pm by Admin

» NHÂN CHẲNG SINH DIỆT, QUẢ CHẲNG SINH DIỆT
GS Ngô Bảo Châu và 6 câu hỏi về “đề án tỷ đô” EmptySat Sep 22, 2018 11:54 pm by Admin

» TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC?
GS Ngô Bảo Châu và 6 câu hỏi về “đề án tỷ đô” EmptySat Sep 22, 2018 11:53 pm by Admin

» TRONG SINH DIỆT, RÕ CHẲNG SINH DIỆT
GS Ngô Bảo Châu và 6 câu hỏi về “đề án tỷ đô” EmptySat Sep 22, 2018 11:52 pm by Admin

» HIẾU HẠNH
GS Ngô Bảo Châu và 6 câu hỏi về “đề án tỷ đô” EmptySat Sep 22, 2018 11:51 pm by Admin

» Vạn vật vì duyên hòa hợp mà sinh, cũng vì duyên mà diệt
GS Ngô Bảo Châu và 6 câu hỏi về “đề án tỷ đô” EmptySat Sep 22, 2018 11:50 pm by Admin


 

 GS Ngô Bảo Châu và 6 câu hỏi về “đề án tỷ đô”

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 3155
Đến từ : Rain City
Registration date : 10/06/2008

GS Ngô Bảo Châu và 6 câu hỏi về “đề án tỷ đô” Empty
Bài gửiTiêu đề: GS Ngô Bảo Châu và 6 câu hỏi về “đề án tỷ đô”   GS Ngô Bảo Châu và 6 câu hỏi về “đề án tỷ đô” EmptySat Dec 27, 2014 7:51 pm


(VnMedia) - Những ngày này, đề án đổi mới Chương trình, sách giáo khoa của Bộ Giáo dục đang gây xôn xao dư luận cả về nội dung cũng như số tiền “khủng” 34.000 tỷ đồng (khoảng 1,7 tỷ USD). GS Ngô Bảo Châu đã đặt ra 6 câu hỏi đối với việc đổi mới sách giáo khoa trên diễn đàn “Học thế nào”.

Ông cũng đồng thời đưa ra những câu trả lời có tính gợi mở để diễn đàn thảo luận. Ngay lập tức, những câu hỏi của GS Ngô Bảo Châu đã được nhiều người tâm huyết với nền giáo dục nước nhà, trong đó đặc biệt là các nhà giáo trao đổi, thảo luận.


6 câu hỏi của GS Ngô Bảo Châu

Trước tiên, GS Ngô Bảo Châu đặt câu hỏi: "Tại sao 10 năm phải đổi sách giáo khoa một lần? .Với câu hỏi này, GS cho rằng, không có lập luận thực sự thuyết phục cho việc đổi sách giáo khoa định kỳ 10 năm một lần. "Tại sao phải đổi sách giáo khoa theo định kỳ? Nếu định kỳ thì tại sao lại là 10 năm, chứ không phải 5 năm, 20 năm hay 50 năm. Việc cần làm định kỳ là đánh giá chất lượng sách giáo khoa thông qua thực tế sử dụng." - GS Ngô Bảo Châu nói.

Câu hỏi thứ 2 mà GS Ngô Bảo Châu đặt ra là "lấy gì làm luận cứ cho việc thay đổi sách giáo khoa?". Theo ông, để làm lại sách giáo khoa, cần phải chỉ ra những nội dung nào trong sách giáo hiện hành là lạc hậu, hay thiếu chính xác, những phương pháp tiếp cận nào là không phù hợp. Để thay đổi một cái gì đó, cần phải phân tích, đánh giá chính cái mà mình muốn thay đổi. Luận cứ cho việc đổi mới sách giáo khoa chỉ có thể là kết quả của việc đánh giá chất lượng sách giáo khoa thông qua thực tế sử dụng. Kết quả này có thể cho thấy sách giáo khoa tốt rồi, không cần thay đổi gì cả, hoặc sách giáo khoa cơ bản là tốt, nhưng cần sửa sai, cập nhật ở một số chỗ nhưng không cần thay đổi cấu trúc chung, hoặc là sách giáo khoa hiện hành hỏng cơ bản, phải làm lại từ đầu.

Vấn đề thứ 3 mà GS Ngô Bảo Châu đặt ra, dó là "Ai là người rà soát đánh giá chất lượng sách giáo khoa? Ai là người kiến nghị việc thay đổi sách giáo khoa?". Theo ông, Quốc hội, Chính phủ là cơ quan quyết định việc thay đổi sách giáo khoa, nhưng những cơ quan này không thể tự kiến nghị việc này. Đánh giá định kỳ chất lượng sách giáo khoa và kiến nghị thay đổi nếu cần thiết cũng không thể giao cho những người làm sách giáo khoa, như Nhà xuất bản hay Viện khoa học giáo dục, vì họ có quyền lợi liên quan. Việc giám sát và kiến nghi thay đổi sách giáo khoa này cần được uỷ thác cho một Uỷ ban giáo dục quốc gia độc lập với các cơ quan hành chính sự nghiệp của Bộ giáo dục và đào tạo.

Câu hỏi thứ 4, đó là "nếu làm lại sách giáo khoa, thì làm sách giáo khoa trước, hay làm chương trình trước?". Nhà toán học phân tích, trên lý thuyết thì phải có chương trình rồi mới viết sách giáo khoa, không ai xây nhà xong mới mời kiến trúc sư vẽ thiết kế. Trên thực tế, xây dựng chương trình trước khi viết sách là một việc khó, không có ai được đào tạo và có kinh nghiệm để làm tổng công trình sư cho việc xây dựng chương trình học và sách giáo khoa. Trong thực tế, chúng ta viết sách giáo khoa xong rồi mới soạn chương trình.

"Những người viết sách đều biết, ít khi viết mục lục trước khi viết sách. Những người đã từng viết sách đều biết, phải bắt đầu soạn một mục lục nháp, viết một vài chương sẽ thấy mục lục không ổn, sửa lại mục lục rồi lại viết tiếp…" - ông phân tích và nhấn mạnh, việc làm sách giáo khoa phức tạp hơn nhiều vì cần có sự phối hợp của nhiều người. Phối hợp như thế nào cần được thiết kế trước. Theo thông lệ quốc tế thì cần có hai nhóm độc lập, một nhóm làm chương trình, một nhóm viết sách, nhóm làm chương trình thẩm đinh công việc của nhóm viết sách, nhóm viết sách phản biện lại nhóm làm chương trình trên cơ sở những bất cập gặp phải trong quá trình viết sách.

Với câu hỏi "tại sao không dịch nguyên sách giáo khoa nước ngoài?", GS Ngô Bảo Châu phân tích: Sách giáo khoa nước ngoài rất khác nhau, ở mỗi nước, các bộ sách giáo khoa thường cũng rất khác nhau. Không có luận cứ vững chắc cho việc chọn ra một bộ nào đó, coi nó là tốt nhất, thích hợp nhất với Việt Nam rồi dịch nguyên xi. Khó có thể làm khác với cách chúng ta vẫn làm từ trước đến nay là chọn ra một số bộ sách giáo khoa tốt của nước ngoài, “tích cực” tham khảo để viết ra sách cho mình.

Và cuối cùng: "cần thay đổi gì nhất trong chương trình và sách giáo khoa hiện hành?". Với câu hỏi này, GS Ngô Bảo Châu đưa ra 4 vấn đề trọng tâm, đó là Ngoại ngữ; nhân văn; sức khỏe, lối sống, đạo đức; kỹ thuật.

Ngoại ngữ được GS cho là vấn đề quan trọng hàng đầu bởi theo ông, chất lượng học tiếng Anh là yếu tố bất bình đẳng căn bản trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Trẻ xuất thân từ các gia đình khá giả được học tiếng Anh tốt hơn nhiều.

Về yếu tố nhân văn, theo GS, nếu như sách giáo khoa về toán và khoa học tự nhiên của Việt nam không khác đáng kể so với sách giáo khoa nước ngoài, sách giáo khoa và chương trình về xã hội và nhân văn khác nhiều cả về nội dung và phương pháp. Hiểu biết và khả năng của trẻ Việt nam về toán và khoa học cũng không khác nhiều so với trẻ em các nước khác, nhưng hiểu biết về nhân văn và khả năng ứng xử xã hội thì lại có một khoảng cách rất lớn. Vì vây, cần có những thay đổi cơ bản trong chương trình và sách giáo khoa nhân văn, cả về nội dung và phương pháp.

Về sức khỏe, đạo đức và lối sống, GS Ngô Bảo Châu đưa ra một phân tích rất sâu sắc, đó là: xã hội thay đổi nhanh, nhiều gia đình mất phương hướng, do vậy nhà trường phải đảm nhiệm một phần vai trò giáo dục của gia đình: trẻ em cần được học những kỹ năng cơ bản để giữ gìn sức khoẻ, những nguyên tắc cụ thể để sống chan hoà với cộng đồng.

Đối với vấn đề kỹ thuật, GS Ngô Bảo Châu khẳng định, cần mở rộng việc dạy lập trình từ rất sớm.

Ảnh minh họa

Theo GS Ngô Bảo Châu, chất lượng học tiếng Anh là yếu tố bất bình đẳng căn bản trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam

Học thế nào - học để làm gì?

Ngay sau khi GS Ngô Bảo Châu đặt ra những câu hỏi nói trên, nhiều thành viên của diễn đàn Học thế nào đã tham gia thảo luận đầy trách nhiệm.

Thành viên Trần Trọng Thành cho rằng, cần nghiên cứu kỹ lịch sử cũng như mục tiêu, phương pháp giáo dục của một số quốc gia như: Israel (với tư duy của người Do Thái); Nhật Bản (với thái độ lao động của họ);. Singapore (một quốc gia châu Á rất biết cách áp dụng văn minh của các quốc gia phương Tây); Phần Lan và các nước Bắc Âu (nền văn minh Vikings); Anh – Úc và Mỹ

Còn ở Việt Nam, theo ông Trần Trọng Thành, có thể tham khảo 2 trường Quốc tế là UNIS Hanoi và British School (Tp HCM).

“Bộ Giáo dục và Đào tạo cần cử các nhóm phân tích các quốc gia trên ở những điểm sau: Mục đích giáo dục của họ; Các mục tiêu tại các lứa tuổi; Phương pháp họ thực hiện.” - Thành viên Trần Trọng Thành viết và nhấn mạnh, cần đặc biệt chú ý đến giai đoạn thai giáo và 0-6 tuổi.” Theo ông, sau đó, Bộ cần tổ chức hội thảo 3 tháng/lần để đưa ra phương án cho Việt Nam và với cách đó, sau 1 năm Bộ sẽ có bản đề cương chi tiết của mình.

Tham gia thảo luận, thành viên Giáp Văn thì phân tích ngắn gọn, rằng toàn bộ việc đổi mới giáo dục nằm ở việc dịch chuyển cách tiếp cận từ “Học cái gì?” sang “Học thế nào?” và hướng tới “Học để làm gì?”.

“Với các bậc học đầu thì “Học thế nào?” là quan trọng, nhưng càng các bậc học sau thì “Học để làm gì?” càng chiếm ưu thế. Vì thế, nếu chọn sách giáo khoa – chương trình làm trọng tâm đổi mới giáo dục thì vẫn giậm chân ở “Học cái gì?”, tức là bình mới rượu cũ, chẳng đổi mới gì cả.” - Thành viên Giáp Văn đề xuất.

TS Nguyễn Hồng Chương thì cho rằng, cần xác định rõ mục tiêu của đổi mới giáo dục lần này là đưa Việt Nam tham gia vào cuộc cách mạng giáo dục toàn cầu, từ đó lên khung các chương trình bao gồm cả kiến thức và kỹ năng để một thanh niên Việt Nam từ năm 2030 có thể tự tin sống và đủ khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động toàn cầu (và cả ở Việt nam) khi đó.

“Từ mục tiêu đó thì sẽ thấy cần nhất là thay đổi cách dạy và học từ nhồi nhét kiến thức (hệ quả của tư duy thời đại khó khăn trong tiếp cận thông tin) áp đặt các kết luận sang lọc lựa thông tin và chọn lựa giải pháp. Khó khăn nhất vẫn là vấn đề người thầy vì chúng ta không có sẵn và cũng chưa có phương thức nào đào tạo đại trà những người thày như vậy.” - thành viên Nguyen Chuong nhận xét.

Theo TS Chương, trong hoàn cảnh hiện nay, với cấp Tiểu học cần điều chỉnh giảm nội dung SGK khoảng 30%, tăng cường giáo dục thể chất các hoạt động phát triển tư duy và kỹ năng sống thông qua các trò chơi và hoạt động tập thể. Với cấp Trung học cơ sở thì giảm đi khoảng 50% nội dung SGK để tăng cường giáo dục thể chất tổ chức các hoạt động khám phá tự nhiên và xã hội và tìm hiểu về các nghề nghiệp của tương lai. Cần nhất là hết THCS, trẻ có khả năng tự tìm hiểu và sàng lọc thông tin để có thể tự học.

TS Chương nhấn mạnh, sau 15 tuổi, chắc chắn cần phân luồng mạnh nên Chương trình Trung học phổ thông về cơ bản sẽ phải xây dựng mới hoàn toàn và liên quan chặt chẽ với đổi mới Giáo dục Đại học và Đào tạo Nghề.

Bàn tròn "Đổi mới sách giáo khoa" do GS Ngô Bảo Châu khởi xướng hiện vẫn tiếp tục nhận được sự hưởng ứng và đóng góp ý kiến của các chuyên gia.


Tuệ Khanh
22/04/2014
vnMedia
Về Đầu Trang Go down
https://timviet.forumvi.com
 
GS Ngô Bảo Châu và 6 câu hỏi về “đề án tỷ đô”
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIM VIỆT FORUM :: Ngôn Ngữ và Văn Hoá (Languages and Culture) :: Ngôn Ngữ, Đất Nước,Con Người Việt Nam / Vietnam, and the Vietnameses-
Chuyển đến