TIM VIỆT FORUM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Những Vùng Tối
CHƠN SÁM HỐI EmptyFri Sep 20, 2019 3:02 am by Tuyet Bang

» Vì sao đại bàng đầu trắng là loài vật biểu trưng của Mỹ?
CHƠN SÁM HỐI EmptyTue Sep 25, 2018 11:57 am by Admin

» Hoa Bỉ Ngạn
CHƠN SÁM HỐI EmptyTue Sep 25, 2018 11:53 am by Admin

» “Bỏ túi” 8 cách phân biệt mật ong cực đơn giản
CHƠN SÁM HỐI EmptyTue Sep 25, 2018 11:48 am by Admin

» Bò Kho
CHƠN SÁM HỐI EmptyMon Sep 24, 2018 3:43 pm by Admin

» NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT
CHƠN SÁM HỐI EmptySun Sep 23, 2018 12:19 am by Admin

» BÀI PHÁP VỀ BỐN LOẠI NGỰA
CHƠN SÁM HỐI EmptySun Sep 23, 2018 12:18 am by Admin

» KHÉO GIỮ SÁU CĂN
CHƠN SÁM HỐI EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» NGUỒN GỐC CỦA ĐAU KHỔ
CHƠN SÁM HỐI EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» TÌNH VÀ NGHĨA TRONG CUỘC SỐNG VỢ CHỒNG
CHƠN SÁM HỐI EmptySun Sep 23, 2018 12:02 am by Admin

» CUỘC SỐNG KHÔNG CẦN OÁN TRÁCH, TẤT CẢ ĐỀU CÓ AN BÀI
CHƠN SÁM HỐI EmptySat Sep 22, 2018 11:57 pm by Admin

» Lỡ Phá Thai Hãy Gấp Tụng Kinh Địa Tạng 49 Lần Để Giúp Trẻ Sớm Siêu Thoát
CHƠN SÁM HỐI EmptySat Sep 22, 2018 11:55 pm by Admin

» NHÂN CHẲNG SINH DIỆT, QUẢ CHẲNG SINH DIỆT
CHƠN SÁM HỐI EmptySat Sep 22, 2018 11:54 pm by Admin

» TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC?
CHƠN SÁM HỐI EmptySat Sep 22, 2018 11:53 pm by Admin

» TRONG SINH DIỆT, RÕ CHẲNG SINH DIỆT
CHƠN SÁM HỐI EmptySat Sep 22, 2018 11:52 pm by Admin

» HIẾU HẠNH
CHƠN SÁM HỐI EmptySat Sep 22, 2018 11:51 pm by Admin

» Vạn vật vì duyên hòa hợp mà sinh, cũng vì duyên mà diệt
CHƠN SÁM HỐI EmptySat Sep 22, 2018 11:50 pm by Admin


 

 CHƠN SÁM HỐI

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 3155
Đến từ : Rain City
Registration date : 10/06/2008

CHƠN SÁM HỐI Empty
Bài gửiTiêu đề: CHƠN SÁM HỐI   CHƠN SÁM HỐI EmptySun Aug 19, 2018 9:09 pm

CHƠN SÁM HỐI
(TT. Thích Thông Phương)

Trong bài kệ sám hối ba nghiệp ở Thiền viện mà trước kia thường tụng, có trích bài kệ trong kinh là “Tánh tội vốn không do tâm tạo, Tâm nếu diệt rồi tội sạch trong. Tội trong tâm diệt cả hai không, thế ấy mới là chơn sám hối”. Sám hối đến như vậy đó mới là sám hối rốt ráo.

Tức là Tánh tội vốn không do tâm tạo, nếu tâm diệt rồi thì tội sạch luôn, quán kỹ như vậy mà sám hối là sám hối tận gốc. Đây nói rằng tánh tội vốn tánh không, tức là không phải nó có sẵn nơi mình, mà do tâm mê lầm vọng chấp tạo tội, thành ra do tâm tạo. Mà tâm là hư vọng không thật, nếu tâm hư vọng diệt rồi thì tội sạch. Nếu không có tâm tạo tội thì tội đâu còn. Tâm hết tội như vậy mới thật là chơn sám hối.

Sám hối như vậy mới gọi là sám hối tận gốc, sám hối như vậy thì không còn dấu vết để sanh trở lại. Chúng ta biết sám hối, nhưng chưa nhổ được gốc thì sao? Thí dụ như nhổ cỏ chưa hết gốc gặp trời mưa thì nó mọc trở lại. Hoặc kẻ trộm cắp cũng biết trộm là xấu rồi đi lễ Phật sám hối, nhưng nếu sám hối mà không trừ cái tâm trộm cắp thì khi gặp duyên cũng trộm nữa. Đó là cái tâm trộm cắp thì khi gặp duyên cũng trộm cắp nữa. Đó là cái tâm trộm cắp chưa hết, chỉ mới sám hối bên ngoài nên khi gặp duyên trộm cắp thì cũng trộm cắp trở lại. Còn người khéo trừ sạch cái tâm trộm cắp thì dù cho gặp duyên người ta rủ đi trộm cũng không đi, không còn tâm trộm cắp thì đó mới gọi là sám hối tận gốc.

Hiểu rồi, chúng ta rõ tội lỗi từ nơi tâm sanh, nếu khéo chuyển tội lỗi thì cũng phải từ nơi tâm mình mà chuyển, thì đó là điều mình tin chắc không nghi ngờ. Còn nếu tâm không chuyển, cầu ai chuyển cho mình, không ai có thể chuyển được. Thí dụ người có tâm trộm cắp thì dù đến chùa nhờ quý thầy tụng kinh để sám hối, thì lúc đó nghe cũng nhẹ nhàng nhưng tâm trộm kia chưa trừ, khi gặp duyên cũng trộm cắp lại nữa.

Thế nên, chúng ta cần có sự quyết tâm, nghĩa là quyết tâm sửa đổi chứ không chấp nhận để mê lầm tội lỗi mãi. Đó là con đường tu tập, quay lại sửa cái tâm mình, mới quan trọng. Nhờ vậy, chúng ta có niềm tin tiến tu, không phải mặc cảm tội lỗi mãi. Đó là con đường tu tiến. Khi hiểu kỹ điều đó rồi khéo tu tập, quay lại sửa cái tâm mình, mới quan trọng. Nhờ vậy, chúng ta có niềm tin tiến tu, không phải mặc cảm tội lỗi. Biết mình tội lỗi vì lúc đó mê lầm rồi thì chuyển chứ không có mặc cảm.

Như câu chuyện bà Liên Hoa Sắc được tôn giả Mục-Kiền-Liên cảm hóa về với Phật rồi tu chứng A-la-hán. Bà Liên Hoa Sắc là một người phụ nữ tội lỗi rất sâu, nên khi gặp Ngài Mục-Kiền-Liên bà còn muốn dùng nhan sắc của mình để phá Ngài. Nhưng không ngờ được Ngài cảm hóa, Ngài nói: “Nhìn hình dáng bên ngoài của cô rất là đẹp, ăn mặc cũng đẹp, nhưng trong tâm của cô thì đang lún sâu trong bùn lầy. Và cô giống con voi đang bị sa lầy, càng vùng vẫy thì càng lún thêm.”

Bà nghe vậy mới giật mình, những điều uẩn khúc trong tâm của bà bị Ngài biết hết nên nói: “Tôi nghĩ có thể dùng sắc đẹp thắng thần thông để khắc phục Ngài, nhưng Ngài đã biết hết trong lòng của tôi thì tôi cũng không giấu giếm. Tôi thật sự là tội lỗi sâu nặng hết phương cứu”.

Tôn giả Mục-Kiền-Liên an ủi: “Cô không nên tự làm khổ mình, cũng đừng thất vọng. Tội nghiệp dù có nặng đến đâu, nhưng chỉ cần một phen sám hối thì đều có thể cứu vãn; giống như y phục dơ thì có thể giặt; thân thể ô uế thì có thể dùng nước để tẩy trừ; còn tâm không thanh tịnh thì có thể dùng Phật pháp để rửa sạch.” Ngài Mục-Kiền-Liên an ủi bà không nên thất vọng, dù tội lỗi nhiều nhưng nếu biết ăn năn sám hối thì cũng sẽ chuyển giống như y phục dơ thì dùng nước giặt sạch. Ngài nói thêm: “Trăm dòng sông nhớp nhúa một phen chảy vào biển cả thì nước biển lớn thảy đều làm sạch nước trăm sông”. Tức là như nước sông dơ đục khi chảy ra biển thì được trong sạch vì nước biển mênh mông sẽ hòa tan làm tan dơ bẩn.

Lại nói: “Lời dạy của đức Thế Tôn chúng tôi đủ sức khiến thanh tịnh lòng người ô uế, có thể sám hối những tội nghiệp quá khứ.” Ngài nói những lời dạy của Đức Phật đủ chuyển hóa lòng người, nếu aii biết tin nhận rồi khéo tu tập sám hối sẽ chuyển hóa. Lại khuyên đừng mặc cảm cho là mình hết phương cứu. Ngài an ủi để bà có niềm tin chuyển hóa vươn lên, cuối cùng, bà nghe lời mới theo Ngài Mục-Kiền-Liên về gặp Phật. Phật thuyết pháp và cho xuất gia tu tập, sau bà chứng A-la-hán và trở thành vị Ni thần thông đệ nhất.

Cho thấy người tội lỗi nhưng tâm biết ăn năn sám hối thì cũng chuyển hóa chứ không phải là hết phương cứu. Mà chính vì có thể tu, có thể chuyển được nên Đức Phật mới ra đời giáo hóa chúng sanh tu hành chuyển hóa tiến lên. Nếu không chuyển hóa được thì Phật ra đời làm chi! Vì biết chúng sanh có thể tu, có thể chuyển hóa tiến lên nên Phật mới ra đời giáo hóa để chỉ ra những lẽ thật cho chúng sanh ứng dụng tu tập. Nếu khéo biết ứng dụng tu đúng pháp thì vươn lên được, đó gọi là con đường tiến hóa cho mình; và nhất là con người có hiểu biết có nhận định nên có sự chuyển hóa. Hiểu rồi chúng ta biết trân trọng không bỏ qua nhân duyên tốt của mình.

Như câu chuyện của Sa-di Hiền Trí mới bảy tuổi mà chứng quả A-la-hán. Ngài sinh trong gia đình giàu có và được xuất gia với Ngài Xá-lợi-phất. Nhân khi Ngài xuất gia, gia đình đến tinh xá cúng dường liên tiếp bảy ngày. Sang ngày thứ tám thì Tôn giả Xá-lợi-phất dẫn Ngài đi khất thực, Sa-di Hiền Trí nhìn thấy người vét mương dẫn nước vào ruộng, mới hỏi thầy: “Họ làm gì vậy?” Ngài Xá-lợi-phất đáp: “Vét mương để dẫn nước vào ruộng.” Sa-di Hiền Trí nghĩ: “Nước là vật vô tri vô giác không hiểu biết mà con người còn có thể hướng dẫn để sử dụng theo ý mình một cách có lợi ích, còn mình là con người có tâm có tri giác có hiểu biết, vậy thì tại sao mình không thể hướng dẫn tâm mình đi theo con đường dẫn đến A-la-hán”.

Chú Sa-di mới bảy tuổi mà biết suy nghĩ như vậy. Chú nghĩ nước là vật vô tri vô giác không biết gì mà người ta có thể dẫn nó theo ý mình để Làm ruộng có lợi ích. Còn mình là con người có hiểu biết, tại sao mình không hướng dẫn tâm mình đi đúng đường đến A-la-hán.

Đi một đoạn nữa thấy người chuốt tên đang uốn những cây tên cho thẳng, thì chú cũng hỏi thầy. Thầy chú nói người ta uốn gỗ chuốt thành những cây tên để bắn. Sa-di Hiền Trí lại nghĩ: “Những cây tên đó cũng là những vật vô tri không lý trí mà người ta còn có thể uốn nắn khiến nó thẳng theo ý của mình; còn mình là con người có lý trí có hiểu biết thì tại sao không thể uốn nắn tâm mình cho nó được ngay thẳng đúng đắn để đi đến con đường Niết-bàn.” Chú Sa-di nghĩ những cây tên những cây tre là những vật vô tri mà người ta có thể uốn nắn nó theo ý mình. Còn mình là con người có lý trí có hiểu biết tại sao mình không thể uốn nắn tâm mình cho ngay thẳng để đi đến con đường Niết-bàn.

Rồi đi một đoạn nữa thấy một người đang đẽo thanh gỗ làm bánh xe, hồi xưa người ta làm bánh xe bằng gỗ chứ không phải bằng cao su, bằng sắt thép như bây giờ. Thì chú cũng hỏi thầy, thầy cũng nói đó là người ta đang đẽo những thanh gỗ làm bánh xe để sử dụng vận chuyển. Thì chú cũng nghĩ: “Gỗ là vật vô tri vô giác mà người ta cũng có thể đẽo nó để làm thành cái bánh xe sử dụng theo ý mình, còn ta đây là người có tri giác có hiểu biết thì tại sao không có thể đẽo gọt những điều xấu xa hư dối trong tâm để tâm ý trở thành lợi ích chân thật trên con đường giải thoát.” Là Sa-di mà có suy nghĩ rất đúng đắn và sáng suốt.

Cho nên, khi học rồi chúng ta thấy trên đời không dám khinh ai. Đừng nghĩ người lớn mới thông minh sáng suốt mà coi thường mấy đứa bé nhỏ, một chú Sa-di mới bảy tuổi mà biết suy nghĩ còn hơn người lớn, đâu thể biết được những chủng tử mà người đã huân tập.

Nghĩ đến đó rồi thì vị Sa-di Hiền Trí này mới xin phép thầy cho chú trở về trước không đi khất thực nữa. Chú quyết tâm về để thiền quán cho ra vấn đề này, phải thấu suốt để đạt đến con đường giải thoát Niết-bàn. Ngài Xá-lợi-phất thấy vậy cũng cho về, còn đưa chìa khóa thất bảo ngồi trong thất chứ đừng ngồi ở ngoài sợ rắn rít. Và trong ngày hôm đó, chú Sa-di mới bảy tuổi chứng quả A-la-hán.

Đó là một tấm gương rất lớn để sách tấn tất cả chúng ta. Một chú Sa-di mà biết suy nghĩ bén nhạy như vậy, đó cũng là do có niềm tin và ý chí cương quyết để vươn lên. Còn chúng ta thì lớn hơn Sa-di rất nhiều, cũng sáng suốt hơn nhiều mà sao chúng ta không có những nhận định rõ ràng để vươn lên. Đó là điều muốn nhắc nhở chúng ta biết để suy ngẫm.

Chúng ta là con người có trí tuệ, có hiểu biết nên phải có nhận định sáng suốt để vươn lên.

Phật tu nhiều kiếp Bồ-tát hạnh nhưng cuối cùng để thành Phật thì cũng phải hiện vào trong thân người để tu tập. Nên con người có nhiều điểm ưu, như sanh làm người có khổ, có vui, có xấu, có tốt đủ hết để chúng ta biết phân biệt nhận định tiến lên. Trong bát nạn mà nhà Phật dạy là sinh lên cõi trời trường thọ sống lâu vui sướng quá cũng là một cái nạn. Tức là sanh lên cõi trời sung sướng sống lâu nhưng không gặp được Phật để nghe pháp tu hành thì cũng thành cái nạn. Còn xanh vào xứ Bắc Câu Lô Châu cũng vậy, sanh vào đó sướng quá muốn gì được nấy thì đâu có chịu tu làm chi, thành ra cũng thành cái nạn nữa. Còn ở đây chúng ta có khổ có vui, vui rồi lâu lâu khổ thì buồn chán thức tỉnh muốn đi tu. Như những người giàu sang cứ lo làm ăn hoài đâu có thời gian tu, lâu lâu chạm cái khổ mới tỉnh nên có khổ có vui mới dễ tu. Nói vậy để tất cả hiểu được những ý nghĩa thiết yếu mà có niềm tin tiến lên.

Trích "TU LÀ CHUYỂN HÓA"
TT. Thích Thông Phương
Về Đầu Trang Go down
https://timviet.forumvi.com
 
CHƠN SÁM HỐI
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIM VIỆT FORUM :: Trau Dồi Văn Chương/Literature :: Thư Viện Truyện - Tim Viet Library :: Kinh Sách của Các Tôn Giáo-
Chuyển đến