TIM VIỆT FORUM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Những Vùng Tối
THIỀN TÔNG TU NHƯ THẾ NÀO? EmptyFri Sep 20, 2019 3:02 am by Tuyet Bang

» Vì sao đại bàng đầu trắng là loài vật biểu trưng của Mỹ?
THIỀN TÔNG TU NHƯ THẾ NÀO? EmptyTue Sep 25, 2018 11:57 am by Admin

» Hoa Bỉ Ngạn
THIỀN TÔNG TU NHƯ THẾ NÀO? EmptyTue Sep 25, 2018 11:53 am by Admin

» “Bỏ túi” 8 cách phân biệt mật ong cực đơn giản
THIỀN TÔNG TU NHƯ THẾ NÀO? EmptyTue Sep 25, 2018 11:48 am by Admin

» Bò Kho
THIỀN TÔNG TU NHƯ THẾ NÀO? EmptyMon Sep 24, 2018 3:43 pm by Admin

» NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT
THIỀN TÔNG TU NHƯ THẾ NÀO? EmptySun Sep 23, 2018 12:19 am by Admin

» BÀI PHÁP VỀ BỐN LOẠI NGỰA
THIỀN TÔNG TU NHƯ THẾ NÀO? EmptySun Sep 23, 2018 12:18 am by Admin

» KHÉO GIỮ SÁU CĂN
THIỀN TÔNG TU NHƯ THẾ NÀO? EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» NGUỒN GỐC CỦA ĐAU KHỔ
THIỀN TÔNG TU NHƯ THẾ NÀO? EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» TÌNH VÀ NGHĨA TRONG CUỘC SỐNG VỢ CHỒNG
THIỀN TÔNG TU NHƯ THẾ NÀO? EmptySun Sep 23, 2018 12:02 am by Admin

» CUỘC SỐNG KHÔNG CẦN OÁN TRÁCH, TẤT CẢ ĐỀU CÓ AN BÀI
THIỀN TÔNG TU NHƯ THẾ NÀO? EmptySat Sep 22, 2018 11:57 pm by Admin

» Lỡ Phá Thai Hãy Gấp Tụng Kinh Địa Tạng 49 Lần Để Giúp Trẻ Sớm Siêu Thoát
THIỀN TÔNG TU NHƯ THẾ NÀO? EmptySat Sep 22, 2018 11:55 pm by Admin

» NHÂN CHẲNG SINH DIỆT, QUẢ CHẲNG SINH DIỆT
THIỀN TÔNG TU NHƯ THẾ NÀO? EmptySat Sep 22, 2018 11:54 pm by Admin

» TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC?
THIỀN TÔNG TU NHƯ THẾ NÀO? EmptySat Sep 22, 2018 11:53 pm by Admin

» TRONG SINH DIỆT, RÕ CHẲNG SINH DIỆT
THIỀN TÔNG TU NHƯ THẾ NÀO? EmptySat Sep 22, 2018 11:52 pm by Admin

» HIẾU HẠNH
THIỀN TÔNG TU NHƯ THẾ NÀO? EmptySat Sep 22, 2018 11:51 pm by Admin

» Vạn vật vì duyên hòa hợp mà sinh, cũng vì duyên mà diệt
THIỀN TÔNG TU NHƯ THẾ NÀO? EmptySat Sep 22, 2018 11:50 pm by Admin


 

 THIỀN TÔNG TU NHƯ THẾ NÀO?

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 3155
Đến từ : Rain City
Registration date : 10/06/2008

THIỀN TÔNG TU NHƯ THẾ NÀO? Empty
Bài gửiTiêu đề: THIỀN TÔNG TU NHƯ THẾ NÀO?   THIỀN TÔNG TU NHƯ THẾ NÀO? EmptyWed Jan 31, 2018 12:10 pm

THIỀN TÔNG TU NHƯ THẾ NÀO?
(Sư Ông Trúc Lâm)

Nói tới tu thiền là nói tới định. Trong ba môn vô lậu học Giới, Định, Tuệ; Định là thiền định, từ thiền định phát sanh trí tuệ. Cho nên Giới, Định, Tuệ còn được gọi là ba môn giải thoát. Trong Bát chánh đạo, từ Chánh kiến tới cuối cùng là Chánh định, Phật cũng dạy tu để được định. Tâm loạn tưởng hết gọi là định. Nói về pháp Lục độ cũng phải định rồi tuệ: bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí tuệ. Có thiền định mới có trí tuệ.

Người tu Phật phải biết rõ Phật là bậc giác ngộ sáng suốt, giác ngộ một cách viên mãn. Lâu nay chúng ta thường học: Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Tức là mình giác ngộ rồi, giúp cho người khác cũng được giác ngộ. Mình và người đều giác ngộ tròn đầy thì thành Phật. Nhưng giác ngộ từ đâu mà có? Từ tâm định mà có, chớ không phải ở ngoài đến. Lâu nay chúng ta không biết, cứ nghĩ tu để được phước đức nhiều, để Phật độ cho làm ăn phát tài, để gia đình không bị tai nạn v.v… Thật sự tu là phải dẹp bỏ tâm lăng xăng điên đảo của mình. Nó được lặng yên đi thì mới đi tới trí tuệ sáng suốt. Người tu thiền nhất là Thiền tông, tâm phải được định.

Lâu nay tôi vẫn thường nghĩ nước Việt Nam chúng ta được duyên lành gặp Phật pháp từ thế kỷ thứ III. Ngài Khương Tăng Hội dạy Lục Diệu Pháp Môn, là sáu phương pháp tu để cho tâm an định. Có khi Ngài cũng ứng dụng pháp Lục độ để tu. Như vậy từ thể kỷ thứ 3 Tổ tiên mình đã tu thiền. Tới thế kỷ thứ 6 có tổ Tỳ-na-đa-lưu-chi từ Trung Hoa sang dạy tu thiền. Thế kỷ thứ 9 có ngài Vô Ngôn Thông cũng từ Trung Hoa sang dạy tu thiền. Thế kỷ 17, 18 có các ngài Nguyên Thiều, Liễu Quán đều dạy tu thiền. Như vậy hệ thống tu thiền dài gần hai ngàn năm.

Có một lần đi Nhật, trên tàu tôi gặp hai, ba vị cũng qua Nhật. Tôi làm quen và hỏi: “Quí vị qua Nhật làm gì?” Họ nói: “Qua Nhật để học thiền”. Sau này tôi được một Phật tử trình bày cho nghe, có vị sư Nhật lập một thiền đường ở Paris - Pháp. Đến kỳ nghỉ hè vị ấy đi thăm các nước Đông Nam Á. Lúc về sư kể lại Phật giáo các nước Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan v.v… cho những thiền sinh nghe. Trong số ấy, có một Phật tử Việt Nam hỏi:

- Thưa thầy, thầy có sang Việt Nam không?

Sư đáp: Có.

Phật tử hỏi tiếp:

- Thưa thầy, thầy thấy Phật giáo Việt Nam thế nào?

Sư cười ha hả nói:

- Tạp nhạp.

Nghe vậy tôi rất buồn. Khi sang Nhật tôi thấy rõ có những tông phái: Nếu là Thiền thì thiền đường rất đàng hoàng. Nếu là Tịnh thì tu cũng rất đàng hoàng. Tu môn gì ra môn ấy. Về tới Việt Nam thật là chịu thua, không biết mình tu pháp gì, đủ thứ hết. Vì vậy người ta chê tạp nhạp.

Tại sao thiền được truyền vào Nhật Bản sau Việt Nam năm trăm năm, mà bây giờ người ta qua đó học. Còn Thiền tông đã có mặt ở Việt Nam lâu thôi là lâu, mà không ai thèm tới học với mình, ngược lại mình còn qua Nhật học nữa chớ. Có tủi chưa! Đó là điều tôi thấy rất tủi. Vì thế sau khi học xong chương trình trong đạo, tôi phát nguyện chuyên tâm nghiên cứu về thiền, nhất là thiền Việt Nam.

Lúc đầu tôi đọc sử ba mươi vị Tổ ở Ấn Độ, Trung Hoa. Đọc tới đọc lui muốn điên cái đầu mà vẫn không hiểu gì hết. Thấy như các Ngài nói đùa nói cợt chơi vậy, chớ không có lẽ thật. Nhất là đọc câu chuyện tổ Đạt Ma với ngài Huệ Khả. Ngài Huệ Khả hy sinh đứng ngoài tuyết suốt đêm tại Thiếu Lâm. Miền Bắc Trung Hoa bấy giờ tháng mười một, tuyết xuống ngập đầu gối, mà Ngài vẫn đứng thản nhiên để cầu đạo. Tổ Đạt-ma nhìn thấy hỏi: “Ông cầu gì mà khổ hạnh như vậy”. Ngài Huệ Khả thưa: “Con muốn cầu Ngài chỉ phương pháp tu để được giác ngộ”. Tổ quở: “Muốn cầu giác ngộ thành Phật phải nhiều đời nhiều kiếp hy sinh thân mạng mới được. Ông dùng chút khổ hạnh như vậy làm sao cầu được?”. Ngài Huệ Khả nghe thế, liền đi xuống bếp lấy dao chặt một cánh tay dâng lên nói: “Con xin dâng cái này để cầu pháp”. Tổ gật đầu nói “Được” và đặt hiệu là Huệ Khả.

Câu chuyện này tôi dịch rồi mà vẫn bán tín bán nghi. Ngài Huệ Khả chặt cánh tay đem dâng Tổ, lúc đó có ra máu không, sao không nghe băng bó? Chẳng lẽ để máu me chảy dầm dề dâng cho Tổ? Tôi ngờ ngay chỗ đó. Hơn nữa, sau này không thấy sử ghi Ngài cụt một cánh tay. Đó là hai điều tôi ngờ. Do đó tôi nghĩ đây là các ngài muốn diễn tả tâm quyết liệt tu hành. Dù chết, dù bỏ thân mạng cũng không tiếc, để người sau bắt chước. Sự thật ra sao thì không rõ.

Sau khi được Tổ nhận làm đệ tử rồi, một hôm Ngài bạch với Tổ: “Tâm con không an, xin Hòa thượng dạy con pháp an tâm”. Khi đó Tổ nhìn thẳng vào mặt ngài Huệ Khả bảo: “Đem tâm ra ta an cho”. Ngài sửng sốt quay lại tìm tâm. Tìm một hồi không được, Ngài thưa: “Bạch Hòa thượng, con tìm tâm không được”. Tổ bảo: “Ta đã an tâm cho ngươi rồi”. Ngay đó Ngài biết đường vào.

Lúc trước chúng tôi đọc đi đọc lại nhiều lần, cứ ngỡ như Tổ đùa chơi vậy, không dạy gì cả. Nhưng sau một thời gian, có cơ hội nhập thất chuyên tu, đọc lại chỗ đó tôi sửng sốt không ngờ Tổ chỉ một cách hết sức khéo léo, hết sức cụ thể, chớ không phải chuyện tưởng tượng. Thật là khéo léo làm sao!

Tâm không an là tâm nghĩ chuyện này, chuyện nọ. Có khi mình dặn nó nhớ Phật thôi đừng nhớ bậy, mà nó cứ nhớ bậy hoài. Hoặc bảo nó nhớ hơi thở, đừng nhớ bậy mà nó cứ nhớ chuyện này chuyện nọ, không an. Nhưng tổ Đạt-ma không dạy cách nào hết, mà bảo “Đem tâm ra ta an cho”. Bình thường nó lăng xăng lộn xộn, nhưng khi tìm lại nó ở đâu? Tìm lại thì mất tăm, mất dạng. Cho nên ngài Huệ Khả trình bày một cách thật thà “Con tìm tâm không được”. Tổ bảo “Ta đã an tâm cho ngươi rồi”.
An bằng cách nào? Đó là điều hết sức quan trọng mà người học Phật chúng ta không nắm được. Tổ Đạt-ma khi truyền thiền sang Trung Hoa, ngài có lập bốn câu châm ngôn:

Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ nhân tâm
Kiến tánh thành Phật.

Lấy bốn câu đó làm tiêu chuẩn. Như vậy bảo “Đem tâm ra ta an cho”, câu đó trong kinh điển nào? Không có. Thế mà ngài Huệ Khả nhân đó ngộ được pháp tu. Nên nói bất lập văn tự.

Trong mười mục chăn trâu, mục thứ nhất là tìm trâu. Nhà thiền còn dùng từ “Phản quan tự kỹ”, tức là nhìn lại chính mình. Bởi vì lâu nay chúng ta mê lầm cho tâm lăng xăng lộn xộn là tâm mình thật. Vì thế bị nó dẫn dụ lôi kéo tạo nghiệp không cùng. Bây giờ ta nhìn thẳng mặt xem nó ở đâu thì nó mất. Như vậy cần gì mượn phương tiện, cứ nhìn thẳng xem tâm lăng xăng đó ở đâu, nó sẽ tự mất. Nhìn lại tâm lăng xăng của chính mình gọi là phản quan tự kỷ. Đó là lối tu không dùng lời giảng trong kinh, cũng không dùng chữ nghĩa, chỉ nhìn lại mình là vọng tưởng tự lặng, tự yên.

Vì thế chúng tôi mới hướng dẫn Tăng Ni và Phật tử tu bằng cách, khi niệm dấy khởi mình nhìn lại biết nó hư vọng thì nó tự mất. Người tu Tịnh độ niệm Phật để dứt niệm bậy, dừng các thứ nghĩ khác. Còn người tu thiền nhìn thẳng vào những dấy niệm đó xem mặt mũi thế nào, thì nó tự mất. Cả hai pháp chủ yếu đều dẹp tâm lăng xăng. Vì tâm lăng xăng là tâm tạo nghiệp, tâm giả dối. Thấy rõ được bộ mặt thật của nó rồi, tự nhiên nó không còn, vì bản chất của nó vốn là hư vọng.

Chúng ta có hai thứ mê lầm: một là lầm thân này thật, hai là lầm tâm sanh diệt là tâm mình thật. Thân xác thịt này thật không? Ai cũng nói nó giả, nhưng thử thiên hạ đánh một bạt tay, lúc đó mới biết giả hay thật? Nhất định ăn thua tới cùng. Khi học kinh Phật nói giả ta cũng tin là giả, nhưng gặp việc thì thành thật hết.

Tất cả chúng ta đều nhiều lần chứng kiến những người thân của mình đang sống khỏe mạnh, bỗng nhiên ngả bệnh rồi chết. Khi còn sống, còn nói năng, làm việc ta cho là thật. Nhưng ngả bệnh tắt thở, lúc đó thật hay giả? Nếu thật thì còn, mà bây giờ không còn. Nên thấy người đi trước giả thì biết thân mình tuy còn hoạt động đây nhưng cũng là đồ giả. Thế nhưng chúng ta vẫn cứ mê lầm ngỡ nó là thật.

Từ mê lầm ngỡ thân này thật, đi tới mê lầm thứ hai là những nhu cầu nó đòi hỏi, ta cũng thấy thật luôn. Muốn ăn ngon phải chạy tìm món ăn ngon, muốn mặc đẹp phải chạy tìm mặc đẹp. Tất cả những gì nó muốn đều chạy theo nó hết. Suốt đời làm cho nó thỏa mãn, mà có bao giờ được thỏa mãn đâu. Như vậy không mê lầm là gì?

Vì muốn thỏa mãn vật chất nên con người không từ bỏ những việc làm xấu nào để đạt được mong muốn của mình. Từ đó sanh ra tranh đấu giành giựt, rồi sát phạt nhau đủ thứ khổ đau. Bây giờ biết cuộc sống này giả tạm, bảy tám chục năm là cùng. Thì thôi sống vừa phải, giành giựt nhau làm gì, cuối cùng có còn không? Mất hết. Trên thế gian bao nhiêu sự giết hại, cũng vì giành giựt với nhau để thỏa mãn cho thân này. Đó là lầm về thân.

Kế đến là lầm về tâm. Những thứ nghĩ phải nghĩ quấy, nghĩ hơn nghĩ thua cho đó là tâm mình thật. Khi cho nó là tâm mình thật rồi, ta nghĩ thế này là đúng, người khác nghĩ thế khác, họ cũng cho là đúng. Hai cái đúng nghịch nhau gặp nhau sẽ tóe lửa, chớ không thể nào yên được. Cho nên người ta cãi vã, đánh đập nhau cũng chỉ vì cái đúng của tôi. Nhưng thật ra có tâm vô thường nào đúng đâu? Nó chỉ đúng với người này mà không đúng với người khác. Hoặc đúng trong trường hợp này mà không đúng trong trường hợp khác.

Ví dụ tôi ngồi trên núi thấy hướng nam có một cụm mây đen, gió thổi bay qua một chút sau trời mưa. Hôm sau tôi cũng thấy như thế nên kêu mọi người chung quanh đem đồ vô, lát nữa trời sẽ mưa. Người nào không chịu đem vô tôi giận, bực bội la “Tại sao không đem đồ để mưa ướt”. Nhưng một lát gió thổi ngược hướng, mây bay tuốt, trời không mưa? Như vậy tôi la có đúng không?

Cái nghĩ của mình chẳng qua do kinh nghiệm quá khứ, mình đặt ra như vậy và tưởng là đúng. Nhưng quá khứ đâu có lặp lại, mọi sự luôn đổi thay, lấy việc quá khứ cho là hiện tại rồi kết luận đúng 100% là một sai lầm. Bởi lầm mê cho cái nghĩ của mình là thật nên sanh ra tranh đấu, hơn thua, phải quấy với nhau.
Khi ta nghĩ thế này, người khác nghĩ thế khác, mỗi người chỉ nên nói đây là cái nghĩ của tôi. Nếu những suy nghĩ ấy giống nhau thì tốt, không giống nhau cũng không sao. Đừng nói cái nghĩ của tôi là đúng. Bởi vì hai cái nghĩ khác nhau đều đúng sẽ dẫn đến đấu tranh. Trong khi đó chuyện đúng sai không quyết định được, vì các pháp luôn thay đổi. Sống yên ổn vui vẻ hòa hợp là được. Đừng cho lý lẽ của mình là đúng, người khác sai rồi giận hờn trách cứ làm chi cho mệt.

Những suy nghĩ của chúng ta là vọng tưởng, không phải chân lý, làm sao cả quyết là đúng được? Nó sanh đó rồi diệt đó, không phải tâm mình thật, chỉ là bóng dáng sanh diệt thôi. Biết nó không thật thì việc tu dễ dàng. Đức Phật đã thấy được tận gốc ngọn của đau khổ. Từ chấp thân chấp tâm thật mà tạo ra không biết bao nghiệp khổ đau. Vì vậy Phật dạy trước phải phá chấp thân là thật. Thân này hiện có do duyên hợp tạm bợ, không phải thật. Tâm phân biệt duyên theo cảnh, duyên theo bóng dáng sáu trần cũng là tạm bợ không thật. Thân và tâm không chấp thật, nhất định sẽ tới chỗ an định tâm, trí tuệ sáng suốt chân thật hiện ra.

Phương pháp niệm Phật cũng để diệt tâm loạn tưởng. Phương pháp thiền định cũng để diệt tâm loạn tưởng. Kết quả chung của người tu đạo Phật là đi tới chỗ định, dừng tâm loạn tưởng. Tâm loạn tưởng dừng rồi thì trí tuệ chân thật mới hiện ra. Vì vậy chúng ta không phải tìm kiếm ở đâu xa, mà hãy quay lại thấu suốt nơi mình, tự nhiên sẽ nhận ra cái chân thật sẵn có. Cái chân thật đó đức Phật Thích-ca đã thực hiện được sau khi thiền định bốn mươi chín ngày đêm dưới cội Bồ-đề.
Những gì Ngài thấy biết, nói lại cho chúng ta nghe, muôn đời không sai chạy. Còn thấy biết thế gian chỉ có giá trị tạm thời trong một giai đoạn nào thôi. Tùy theo nhu cầu sống thay đổi nó cũng thay đổi, chớ không nguyên vẹn. Cho nên lời Phật dạy là chân lý.

Có lần Phật hỏi các Tỳ-kheo:

- Mạng người sống trong bao lâu?

Có thầy thưa:

- Bạch Thế Tôn, mạng người sống trong ba tháng.

Phật lắc đầu nói:

- Ông chưa hiểu đạo.

Vị khác thưa:

- Bạch Thế Tôn, mạng người sống trong một tháng.

Phật cũng lắc đầu. Các thầy lần lượt đứng lên thưa bảy ngày, ba ngày, chỉ trong bữa ăn. Phật đều lắc đầu nói: “Ông cũng chưa thấy đạo”. Cuối cùng một Tỳ-kheo thưa:

- Bạch Thế Tôn, mạng người sống trong hơi thở.

Phật nói:

- Đúng, ông mới thấy đạo.

Chúng ta thử nghiệm lại xem có người nào thở khì ra, không hít lại mà sống không? Thở khì ra không hít lại là chết. Đó là lẽ thật. Phật chỉ đúng lẽ thật cho chúng ta không lầm lẫn. Nhưng người thế gian lầm lẫn nhiều quá. Vì vậy nghe Phật dạy khó hiểu, không thâm nhập được.

Phật nói do thiền định có trí tuệ. Trí tuệ này khác với trí thức. Muốn có trí tuệ này phải thiền định, từ định sanh tuệ. Muốn định thì phải buông xả hết mọi suy nghĩ, mọi lo lắng, mọi tính toán. Còn học giả hay trí thức, tức là giỏi phân biệt. Trí phân biệt này do lượm lặt kiến thức của người này, người kia gom lại thành một số kiến thức của mình, gọi là trí thức. Nếu gom thật nhiều gọi là bác học. Thế nên lý thuyết của người khác chỉ đúng trong một thời đại, một giai đoạn. Qua thời đại khác, giai đoạn khác nó không còn đúng nữa. Như vậy suốt đời lao theo việc học, rốt lại cũng không có cái gì là của mình, không có gì đúng mãi.

Ví dụ như Tổ tiên, ông bà chúng ta ngày xưa rất quí trọng Nho giáo. Những lý thuyết của đức Khổng Tử đều được tôn trọng và học hiểu. Nhưng tới thời này đem ra dùng không được. Những gì Khổng Tử nói ngày xưa chẳng những bây giờ không dùng, mà còn có thể bị phản đối nữa là khác. Như phái nữ hồi xưa dạy tam tùng tứ đức, tại gia tùng phụ, xuất giá tùng phu, phu tử tùng tửû. Bây giờ ở Tây phương họ không chịu như thế. Bất kỳ một học thuyết nào khi đã bị chống đối thì nó không phải là chân lý rồi. Vậy học cho thật nhiều thành nhà bác học, rốt cuộc cũng bỏ chơi thôi.

Còn trí tuệ Phật nói phát xuất từ tự tâm mình. Do tâm yên lặng trí phát sáng, thấy đúng như thật. Như khi tâm Phật định rồi sáng lên, Ngài chứng được Thiên nhãn minh, thấy vô số vi trùng trong bát nước, thấy vô số thế giới bên ngoài vũ trụ. Phật thấy thân này là một ổ vi trùng nên trong kinh chữ Hán có câu: “Nhân thân chi nội hữu vô số vi trùng tại trung vi trú”. Hồi xưa có ai biết vi trùng là gì đâu, ngày nay mới biết thân này có bao nhiêu tỉ tế bào đang thay nhau hoạt động, để giữ cho thân được tồn tại trong một khoảng thời gian giới hạn nào đó.

Đức Phật đã thấy tường tận mọi thứ bằng trí tuệ của Ngài, chớ không học với ai hết. Ngồi yên định, tâm sáng tự phát ra thấy tột lẽ thật của muôn pháp. Trí tuệ này còn được gọi là Tự nhiên trí hay Vô sư trí, là trí không thầy hay trí có sẵn. Giới, Định, Tuệ trong nhà Phật là vậy. Hiểu rõ chỗ này chúng ta mới biết đường tu.

Trích "PHƯƠNG PHÁP TU TỊNH ĐỘ TÔNG VÀ THIỀN TÔNG" - Thiền Sư Thích Thanh Từ
Nguồn: http://www.thuong-chieu.org/…/PhoThong/HoaVoUu10/Html/08.htm
Về Đầu Trang Go down
https://timviet.forumvi.com
 
THIỀN TÔNG TU NHƯ THẾ NÀO?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» PHẬT PHÁP THIẾT THỰC - Thiền Sư Thích Thanh Từ
» PHƯƠNG PHÁP TỌA THIỀN - Thiền Sư Thích Thanh Từ
» Làm việc thiện không cứ nhất thiết là cho tiền mà cho đi một “con đường”
» CON ĐƯỜNG THIỀN
» Thiền và sức mạnh tiềm ẩn

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIM VIỆT FORUM :: Trau Dồi Văn Chương/Literature :: Thư Viện Truyện - Tim Viet Library :: Kinh Sách của Các Tôn Giáo-
Chuyển đến