TIM VIỆT FORUM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Những Vùng Tối
Ý NGHĨA OM MANI PADME HUM (Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn) EmptyFri Sep 20, 2019 3:02 am by Tuyet Bang

» Vì sao đại bàng đầu trắng là loài vật biểu trưng của Mỹ?
Ý NGHĨA OM MANI PADME HUM (Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn) EmptyTue Sep 25, 2018 11:57 am by Admin

» Hoa Bỉ Ngạn
Ý NGHĨA OM MANI PADME HUM (Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn) EmptyTue Sep 25, 2018 11:53 am by Admin

» “Bỏ túi” 8 cách phân biệt mật ong cực đơn giản
Ý NGHĨA OM MANI PADME HUM (Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn) EmptyTue Sep 25, 2018 11:48 am by Admin

» Bò Kho
Ý NGHĨA OM MANI PADME HUM (Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn) EmptyMon Sep 24, 2018 3:43 pm by Admin

» NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT
Ý NGHĨA OM MANI PADME HUM (Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn) EmptySun Sep 23, 2018 12:19 am by Admin

» BÀI PHÁP VỀ BỐN LOẠI NGỰA
Ý NGHĨA OM MANI PADME HUM (Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn) EmptySun Sep 23, 2018 12:18 am by Admin

» KHÉO GIỮ SÁU CĂN
Ý NGHĨA OM MANI PADME HUM (Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn) EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» NGUỒN GỐC CỦA ĐAU KHỔ
Ý NGHĨA OM MANI PADME HUM (Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn) EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» TÌNH VÀ NGHĨA TRONG CUỘC SỐNG VỢ CHỒNG
Ý NGHĨA OM MANI PADME HUM (Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn) EmptySun Sep 23, 2018 12:02 am by Admin

» CUỘC SỐNG KHÔNG CẦN OÁN TRÁCH, TẤT CẢ ĐỀU CÓ AN BÀI
Ý NGHĨA OM MANI PADME HUM (Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn) EmptySat Sep 22, 2018 11:57 pm by Admin

» Lỡ Phá Thai Hãy Gấp Tụng Kinh Địa Tạng 49 Lần Để Giúp Trẻ Sớm Siêu Thoát
Ý NGHĨA OM MANI PADME HUM (Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn) EmptySat Sep 22, 2018 11:55 pm by Admin

» NHÂN CHẲNG SINH DIỆT, QUẢ CHẲNG SINH DIỆT
Ý NGHĨA OM MANI PADME HUM (Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn) EmptySat Sep 22, 2018 11:54 pm by Admin

» TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC?
Ý NGHĨA OM MANI PADME HUM (Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn) EmptySat Sep 22, 2018 11:53 pm by Admin

» TRONG SINH DIỆT, RÕ CHẲNG SINH DIỆT
Ý NGHĨA OM MANI PADME HUM (Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn) EmptySat Sep 22, 2018 11:52 pm by Admin

» HIẾU HẠNH
Ý NGHĨA OM MANI PADME HUM (Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn) EmptySat Sep 22, 2018 11:51 pm by Admin

» Vạn vật vì duyên hòa hợp mà sinh, cũng vì duyên mà diệt
Ý NGHĨA OM MANI PADME HUM (Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn) EmptySat Sep 22, 2018 11:50 pm by Admin


 

 Ý NGHĨA OM MANI PADME HUM (Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn)

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 3155
Đến từ : Rain City
Registration date : 10/06/2008

Ý NGHĨA OM MANI PADME HUM (Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn) Empty
Bài gửiTiêu đề: Ý NGHĨA OM MANI PADME HUM (Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn)   Ý NGHĨA OM MANI PADME HUM (Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn) EmptyFri Dec 14, 2012 3:36 pm


Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn - Om Mani Padme Hum là một câu thần chú tiếng Phạn, phiên âm ra tiếng Việt bằng nhiều câu sau đây:

• Án ma ni bát di hồng,
• Om ma ni bát mê hồng,
• Úm ma ni bát rị hồng,

được xem là thần chú quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng để cầu nguyện Đức Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara).

“Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn”: Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ, trong đó, AUM (OM, ÁN, UM) là một tiếng thiêng liêng đã có từ 1.200 năm trước C.N, không chỉ trong Bà La Môn giáo (Ấn Độ giáo), Phật giáo, mà còn ở nhiều giáo phái khác, nên có hàng trăm ý nghĩa khác nhau:

AUM là tượng trưng cho năng lượng của vũ trụ, là sự sống vĩnh cửu, là định luật phổ biến, là ánh sáng hiện hữu khắp nơi, là nhịp điệu vũ trụ, là sức mạnh sáng tạo, là biểu hiện cụ thể của Chân Như, là tinh hoa con người và vạn hữu, v.v.

Theo Thông Thiên Học chữ OM được đặt ở phần trên cùng của Ấn Tín hay con dấu của Thông Thiên Học để chỉ Thượng Đế Ba Ngôi, tương đương với OM là chữ Ngôi Lời trong tiếng Hy Lạp hay Logos. Om là chữ sáng tạo, bảo tồn và chuyển hoá trọn càn khôn, là âm Thượng đế phát ra và vang vọng muôn thuở… (4)

Ứng dụng vào nhơn thân, các Giáo phái, cụ thể là Mật tông của Phật giáo hay Yoga của Ấn Độ giáo còn cho rằng OM tương ứng với luân xa thứ 7 ở trên thóp đỉnh đầu của mỗi người.

Luân xa (Chakra): Trong tiếng Sanskrist luân xa mang ý nghĩa là bánh xe hay vòng tròn; Âm Hán Việt gọi là luân xa. Luân xa là điểm chứa năng lượng sống của con người, là những tụ điểm của chân khí qui tụ về để vào tuỷ xương sống. Chức năng của luân xa là xoay tròn để thu hút năng lượng sống từ vũ trụ để giữ cân bằng cho sức khỏe, tâm linh, lý trí và tình cảm của con người.

Từ luân xa 1 ở cuối đường xương sống, tương ứng với huyệt Vĩ Lư (với nhiều tên gọi khác nhau: Là cánh cửa của Brahma hay còn gọi là Bà Mẹ của vũ trụ vì tương ứng với hành Thổ, còn gọi là Hỏa Xà hay Lửa Tam Muội), vượt qua 4 luân xa vùng bụng dưới, vùng bụng, vùng ngực, nơi cổ, theo dọc đường tủy sống, đến luân xa 6 ở vùng giữa trán và luân xa 7 Sahasrara là luân xa cuối cùng. Mỗi luân xa có mỗi màu khác nhau, tương ứng 7 sắc cầu vồng của ánh sáng mặt trời: Đỏ, Cam, Vàng, Lục, Lam, Chàm, Tím, gọi là Quang phổ và tương ứng với các nguyên tố Đất,(Thổ Đại) Nước(Thủy Đại), Lửa (Hỏa Đại), Gió( Phong Đại), (Hư) Không (Không Đại), Thức (Thức Đại) và Kiến( Kiến Đại), theo tỉ trọng từ nặng đến nhẹ, từ trọng trược đến khinh thanh. Đặc biệt luân xa 7 Sahasrara chứa đủ 7 màu của bảy sắc cầu vồng và chứa đủ các nguyên tố của 6 luân xa trên. Sahasrara hay bông hoa Sen nghìn cánh, được gọi là Thượng Đế Huyệt (Brahma’s cave = Brahmarandhra), chính là nơi mà nhà đạo sĩ Yogi sống kết hợp với Thượng Đế. Theo y học (tương ứng Não thất Ba = Third Ventricle) (5)

MANI: Viên ngọc Như ý hay Ngọc Bửu Châu Anh Lạc của Đức Bồ Tát Quan Âm (Chenrezig), tượng trưng cho lòng từ bi, tình yêu thương của Bồ Tát đối với chúng sanh.

Mỗi người đều có viên ngọc quí, ngọc đây không phải là viên ngọc bình thường mà là ngọc của “con Người”, Phật giáo gọi là xá lợi. Xá lợi là sự kết tinh, kết quả của quá trình công đức tu luyện của hành giả nên Mani còn dịch nghĩa là phương tiện tu thân, khẩu, ý của mỗi người để chuyễn hóa từ thân, khẩu, ý của phàm phu, tục tử thành thân, khẩu, ý của bậc giác ngộ. (6)

Mani – “Ngọc Người” đồng nghĩa với Tam Bửu là Tinh, Khí và Thần hiệp nhất sẽ kết Đơn hay Thánh thai của Lão giáo, Nho giáo, Cao Đài giáo.v..v.Như vậy tu luyện ngọc Mani chính là quá trình luyện mạng của Lão giáo, Cao Đài giáo…
PADME: Chữ e trong Bát mê là nhị trùng âm của a và i. a là nguyên âm tiền tố. i là biến tố chỉ vị trí. Cho nên Bát mê dịch là ở trong hoa Sen.

Theo Hòa Thượng Tuyên Hóa: Padme hay “Bát Di” vốn nên đọc là “Bát Đặc Di,” dịch là “quang minh viên giác”; cũng dịch là “liên hoa khai,” tức là diệu tâm của Bồ tát Quán Thế Âm, diệu tâm ấy viên mãn đầy đủ, vô ngại.” (7)

Hoa Sen còn tượng trưng cho sự thanh tịnh và trí tuệ. Trí tuệ giúp khai mở tình thương và tình thương giúp khai mở Trí tuệ.

Theo Ấn Độ giáo và Phật giáo, hoa Sen có rất nhiều ý nghĩa thiêng liêng, Padme-hoa Sen tượng trưng cho bản tính thật (chân tính ) mà bùn thế gian không vấy bẩn được. Lá Sen phẳng, nổi lên trên mặt nước và không ướt, tượng trưng cho sự giải thoát, sống trong thế gian mà không bị lây nhiễm. Hoa Sen còn tượng trưng cho sắc đẹp và tính thánh của các thần linh. Hình ảnh hoa Sen đã gắn liền với huyền thoại khi thái tử Tất Đạt Đa vừa sinh ra, Ngài đã đi bảy bước và từng đóa Sen nở thơm nức mùi hương theo bước chân Ngài và cũng là hình ảnh luôn gắn liền với Đức Bồ Tát ngồi hoặc đứng trên tòa Sen.

Trong lãnh vực khoa học, ngoài vẻ đẹp tinh khiết, bình dị của hoa Sen, mỗi bộ phận của cây Sen còn chứa đựng nhiều tính năng kỳ diệu trong các liệu pháp trị bệnh, được chế tạo thành dược phẩm, chế biến thành những món ăn, hay thức uống có tác dụng tốt giúp sức khoẻ cho mọi lứa tuổi và làm tăng cường vẻ đẹp cho phụ nữ. Hương Sen nhẹ nhàng và thanh khiết, người Ấn Độ sản xuất nước hoa có hương hoa Sen. Lá Sen vị đắng, tính ôn, có tác dụng thăng dương, chỉ huyết, an thần. Ngó Sen và tinh dầu của Sen còn dùng dưỡng da, tăng cường sức sống tế bào, giúp da dẻ hồng hào, nâng cao thể lực. Gương Sen là nơi chứa hạt Sen có tác dụng trị bịnh phụ nữ. Tim Sen vị đắng tính hàn, trị sốt cao mê sảng, huyết áp cao, .v.v..

Chúng ta có thể rút ra bài học từ sự cống hiến của cây Sen trong cuộc sống nhân loài. Chính sự cống hiến cho nhau sẽ từng bước phát triển tấm lòng từ ái, tâm bi mẫn của Đức Bồ Tát trong mỗi chúng ta. Trong Cao Đài giáo, chính là quá trình rèn luyện tác phong đạo hạnh của người tu, còn gọi là công trình, hay tu tánh.

HÙM: là trạng thái bất nhị không thể phân chia, là sự hợp nhất giữa Mani và Padme nghĩa là sự hợp nhất giữa trí huệ và tâm từ bi của Đức Bồ Tát Quán Thế Âm.

Hùm còn là tiếng tán thán từ thường dùng trong nghi lễ cúng.
Toàn câu Thần chú có nghĩa là: Ôi! Hạt minh châu trong đóa Sen, cầu chư Thần, Thánh, Tiên, Phật hộ trợ. Hay Ôi! Chân Tâm, Phật Tánh trong lòng ta.


PHƯƠNG PHÁP NIỆM LỤC TỰ ĐẠI MINH THẦN CHÚ

Thần chú này tiêu biểu tâm đại từ, đại bi của chư Phật, chư Bồ Tát, tiêu biểu là Đức Quán Thế Âm, vị Phật mà lòng từ bi đã ăn sâu vào tiềm thức của dân Tây Tạng. Tín đồ Phật giáo Tây Tạng thường tụng niệm ngày đêm để được chư Phật phò trì tu hành tinh tấn, khi thác được lên tòa Sen ngọc báu, vãng sanh về cõi tịnh độ. Mỗi lần niệm phải đủ 108 lần mới có công hiệu. Họ niệm thần chú hoặc bằng cách phát âm to lên, hoặc niệm thầm cho riêng mình nghe, hoặc niệm trong tâm trí, hoặc nhìn câu chữ của thần chú trong các tấm bia dựng trên đường.

Đối với Ấn Độ giáo, trong pháp môn Kriya Yoga- một phương pháp thúc đẩy sự tiến hóa của con người bằng cách chuyển vận luồng sinh lực cơ thể qua 7 luân xa và đi theo một vòng tròn tương đương với 12 cung Hoàng đạo, tượng trưng vũ trụ tiểu thiên địa của con người. Khi tham thiền hành giả Yoga tuân hành kỷ luật của thân xác, kiểm soát tư tưởng và tham thiền về Thánh ngữ AUM. Các đạo sư Yoga xem Thánh ngữ AUM tức là danh từ sáng tạo, là sự rung động, là tiếng động cơ của vũ trụ, của Thượng Đế trong lúc tham thiền . Hành giả Yoga sẽ có lúc nghe được âm thanh văng vẳng của Thánh ngữ AUM vang lên từ chỗ sâu thẳm của nội tâm thanh tịnh của mình, đó là lúc y đã tiếp xúc với cõi thiêng liêng.(8 )

Phật giáo gọi chữ Om là Nhất tự Đà la ni. Đà la ni hay Đà ra ni do chữ Phạn Dharani phiên âm, dịch là Tổng trì, Năng trì hay Năng già nghĩa là dùng một chữ, một câu mà tóm thâu cả vô lượng công đức, bảo vệ những chuẩn tử tốt, ngăn chận những niệm tưởng đen tối, trợ duyên giúp cho tâm người tu hành khỏi vọng động. (9)

Phật tử niệm"OM MAMI PADME HUM" ít nhất hai thời mỗi ngày, nếu được thì tứ thời, nhứt là giờ tý. Trì niệm đến khi nào mỗi thời công phu cảm thấy thân tâm nhập trạng thái thanh tịnh, hợp nhất được sáu âm, đặc biệt là hai âm tiết OM tượng trưng cho dòng điện trí tuệ, tỏa ánh sáng màu vàng và HÙM tượng trưng cho dòng điện tình cảm, tỏa ánh sáng màu xanh, là thời kỳ đạt đỉnh cao của sự hợp nhứt trí tuệ và từ bi, hợp nhứt với dòng từ điễn của vũ trụ đồng thời hòa nhập vào tâm chú Lục Tự Đại Minh Chơn Ngôn của Đức Bồ Tát. (10)

Ở Tây Tạng, Nepal, Ấn Độ, và Ladakh đã có một truyền thống tốt đẹp lâu đời là thực hiện khoá nhập thất Đức Phật Quán Âm Bi Mẫn và trì tụng 100 triệu thần chú Om Mani Padme Hum. Khoá nhập thất lần đầu tiên được tiến hành ở Tây phương, tại Viện Quán Thế Âm (Chenrezig ) do hội FPMT (Hội Bảo vệ Truyền thống Đại thừa) tổ chức mỗi năm một lần. Mỗi hành giả có thể tham gia nhập thất toàn khoá trì niệm Thần chú Sáu-Âm, có thể tham dự hai tháng, một tháng, một vài tuần hay ít nhứt chỉ nhập thất một tuần. Trong thời gian nhập thất, trì tụng Om Mani Padme Hum là một phương pháp giúp chuyển hoá và thể nhập tâm hành giả thành Bồ Đề Tâm như Đức Quán Thế Âm.

Tại Solu Khumbu trong rặng Hy Mã Lạp Sơn (Hymalayas) ở Nepal, có những người mặc dù họ mù chữ thậm chí không biết đến vần abc, nhưng với một lòng sùng tín vĩ đại đối với lòng bi mẫn của Đức Quán Thế Âm, nên đời sống của họ luôn gắn liền với việc trì tụng Om Mani Padme Hum. Họ trì tụng với lòng thành kỉnh, với một trái tim nồng nhiệt, với ước mong chuyển hoá được tâm thức mình thành trái tim từ ái của Đức Bồ Tát. (11)


TÁC DỤNG CỦA THẦN CHÚ LỤC TỰ ĐẠI MINH

Trì niệm Lục Tự Chơn Ngôn là một phương pháp đơn giản nhưng có khả năng vén màn tâm tối, thanh tịnh hóa tâm thức để giải trừ những nghiệp lực mà hành giả đã từng tích tập trong A Lại Da Thức hay Hàm Tàng Thức, không chỉ trong đời này mà còn trong nhiều đời trước.

Thần Chú chính là chất xúc tác để khởi động tâm đại từ bi của Đức Quán Thế Âm, chuyển hóa các phiền não của chúng sanh thành tâm thanh tịnh và trí tuệ của Ngài. kinh Lăng Nghiêm cũng nói:

“Mầu nhiệm thay là âm thanh siêu việt của Quán Thế Âm. Đấy là âm thanh tối sơ của vũ trụ… Đó là tiếng thì thầm âm ỉ của thủy triều trầm lắng. Tiếng mầu nhiệm ấy đem lại giải thoát bình an cho tất cả hữu tình đang kêu cứu trong cơn đau khổ, và đem lại một sự an trú thanh tịnh cho tất cả những ai đang tìm sự thanh tịnh vô biên của niết bàn”.

Mỗi âm tiết của Lục Tự Đại Minh Chơn Ngôn đều có tác động ảnh hưởng thanh tịnh hóa bản thân và trí tuệ của hành giả.

OM thanh tịnh hóa bản thân ; MA thanh tịnh hóa lời nói; NI thanh tịnh hóa tâm thức ; PAD thanh tịnh hóa những cảm xúc mâu thuẫn; ME thanh tịnh hóa điều kiện ẩn tàng; HUM thanh tịnh hóa tấm màn che phủ trí tuệ.

Đồng thời thần chú này cũng tát động mạnh mẽ giúp chúng ta hoàn thành tâm hạnh của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát thể hiện cụ thể qua thực hành Lục Độ Ba La Mật gồm bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ, v.v.

OM giúp hoàn thành hạnh bố thí. Hạnh Bồ Tát là bố thí mà không bố thí, vì người cho không cần biết đối tượng mình cho, người nhận không hề biết ai cho mình, như khi cho đường vào ly nước, đường tan một cách tự nhiên; Nước không biết nhờ đường mà ngọt, đường cũng không biết vì mình mà nước ngọt.

MA giúp hoàn thành hạnh trì giới. Hạnh Bồ Tát là trì giới một cách tự nhiên, Bồ Tát sống trong lý Đạo “Quan Thiên Đạo, chấp thiên hành” (Âm Phù Kinh) noi theo Đạo Trời mà hành Đạo nên mình là giới, giới luật là mình, ví như cá sống trong nước, rất ung dung tự tại.

NI giúp hoàn thành hạnh nhẫn nhục, nhẫn nhục một cách tự nhiên ví như dùng lửa tam muội thiêu đốt ngã mạn và những tánh xấu của con người, là thể hiện sức mạnh vạn năng của tâm hồn cao cả.

PAD giúp hoàn thành hạnh tinh tấn, tinh tấn một cách tự nhiên: Vô kỷ, vô cầu, vô công, vô danh, làm không cố chấp vào kết quả, không sợ thất bại thì tự nhiên sẽ tinh tấn.

ME giúp hoàn thành hạnh thiền định Thiền định một cách tự nhiên: “một hô, một hấp, cái khí của người chẳng có bao giờ là không cùng trời đất tương thông” (12). Khi hít vào là Chơn Không, bản lai chẳng có vật. Khi thở ra là Diệu Hữu, các sự vật đều rõ ràng, sống động muôn màu muôn vẻ, không cùng tận. Chơn Không, Diệu Hữu là hai mặt âm dương của bản thể Đạo.

HÙM giúp hoàn thành hạnh trí tuệ. Trí huệ một cách tự nhiên: thấy rõ tự tánh của vạn pháp, soi sáng Bát Nhã Chơn Như.

Có thể nói Lục độ mà không phải Lục độ mới là Lục độ.
Lục độ Ba La Mật tương ứng với Tam Công của đạo Cao Đài.

Bố thí là Công quả.
Trì giới, Kiên nhẫn, Tinh tấn là Công trình.
Và Thiền định, Trí huệ là Công phu.

Mỗi âm tiết của lục tự là một bài cầu nguyện chiêu cảm sự thanh nhã của thân, khẩu, ý, phẩm chất, tâm thức và hoạt động của chư Phật. Và cũng liên quan đến sáu vị Phật:

OM liên hệ đến Bảo-Sanh Phật (Ratnasambhava);
MA Bất-Không-Thành-Tựu Phật, (Amaghasiddi );
NI, Kim Cương Trì / Phổ-Hiền Bồ Tát (Vajradhara);
PAD, Lô-Xá-Na Phật (Vairocana)
ME, A-Di-Đà Phật (Amitabha)
HUM, A-Súc-Bệ Phật (Akshobya).

Kết quả của việc niệm thần chú sẽ giúp hành giả đóng sáu cánh cửa tái sanh đau khổ của vòng luân hồi: cõi trời, cõi thần, A-tu-la; cõi người; cõi súc sanh; cõi ngạ quỷ, cõi địa ngục. (13)

Về Đầu Trang Go down
https://timviet.forumvi.com
 
Ý NGHĨA OM MANI PADME HUM (Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TẬP NGHĨ TỐT CHO NGƯỜI
» Ý nghĩa của đau khổ
» Ý NGHĨA CỦA NGƯỜI TU
» Ý NGHĨA AN CƯ KIẾT HẠ
» Ý nghĩa "Duy ngã độc tôn"

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIM VIỆT FORUM :: Trau Dồi Văn Chương/Literature :: Thư Viện Truyện - Tim Viet Library :: Kinh Sách của Các Tôn Giáo-
Chuyển đến