TIM VIỆT FORUM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Những Vùng Tối
TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC? EmptyFri Sep 20, 2019 3:02 am by Tuyet Bang

» Vì sao đại bàng đầu trắng là loài vật biểu trưng của Mỹ?
TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC? EmptyTue Sep 25, 2018 11:57 am by Admin

» Hoa Bỉ Ngạn
TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC? EmptyTue Sep 25, 2018 11:53 am by Admin

» “Bỏ túi” 8 cách phân biệt mật ong cực đơn giản
TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC? EmptyTue Sep 25, 2018 11:48 am by Admin

» Bò Kho
TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC? EmptyMon Sep 24, 2018 3:43 pm by Admin

» NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT
TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC? EmptySun Sep 23, 2018 12:19 am by Admin

» BÀI PHÁP VỀ BỐN LOẠI NGỰA
TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC? EmptySun Sep 23, 2018 12:18 am by Admin

» KHÉO GIỮ SÁU CĂN
TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC? EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» NGUỒN GỐC CỦA ĐAU KHỔ
TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC? EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» TÌNH VÀ NGHĨA TRONG CUỘC SỐNG VỢ CHỒNG
TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC? EmptySun Sep 23, 2018 12:02 am by Admin

» CUỘC SỐNG KHÔNG CẦN OÁN TRÁCH, TẤT CẢ ĐỀU CÓ AN BÀI
TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC? EmptySat Sep 22, 2018 11:57 pm by Admin

» Lỡ Phá Thai Hãy Gấp Tụng Kinh Địa Tạng 49 Lần Để Giúp Trẻ Sớm Siêu Thoát
TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC? EmptySat Sep 22, 2018 11:55 pm by Admin

» NHÂN CHẲNG SINH DIỆT, QUẢ CHẲNG SINH DIỆT
TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC? EmptySat Sep 22, 2018 11:54 pm by Admin

» TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC?
TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC? EmptySat Sep 22, 2018 11:53 pm by Admin

» TRONG SINH DIỆT, RÕ CHẲNG SINH DIỆT
TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC? EmptySat Sep 22, 2018 11:52 pm by Admin

» HIẾU HẠNH
TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC? EmptySat Sep 22, 2018 11:51 pm by Admin

» Vạn vật vì duyên hòa hợp mà sinh, cũng vì duyên mà diệt
TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC? EmptySat Sep 22, 2018 11:50 pm by Admin


 

 TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC?

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 3155
Đến từ : Rain City
Registration date : 10/06/2008

TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC? Empty
Bài gửiTiêu đề: TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC?   TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC? EmptySat Sep 22, 2018 11:53 pm

TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC?
(Sư Ông Trúc Lâm)

Như ở thế gian có người con hiếu thảo, thương cha mẹ nhưng gia cảnh nghèo làm không đủ ăn. Bấy giờ Giám đốc một xí nghiệp nhận vào làm, trong xí nghiệp anh ta bị rầy, bị quở nhiều thứ, xúc chạm tới tự ái. Nhưng vì thương cha mẹ thiếu thốn nên vẫn chịu đựng, nhịn nhục làm có tiền để nuôi cha mẹ. Do đó phải ẩn nhẫn, cực khổ, nhục nhã chớ không dám bỏ việc.

Như vậy tình thương giúp cho chúng ta có sức chịu đựng, sức nhẫn nại. Đó gọi là nhẫn nhục. Nếu chúng ta không thương cha mẹ thì khi gặp cảnh bị rầy la, khinh bạc liền bỏ quách, cần gì phải làm, chỗ này không được kiếm chỗ khác. Nhưng vì thương cha mẹ cho nên nhẫn chịu mọi sự phiền hà, xúc phạm. Đó là vì tình thương mà phải nhẫn nhục.

Một ví dụ nữa, như người phụ nữ gặp ông chồng bạo hành, nhưng đã có với nhau hai, ba mặt con. Người chồng bạo hành chịu hết nổi thì lẽ ra phải ly dị nhưng vì thương con, sợ con bơ vơ không còn đủ cha mẹ, việc học hành sa sút v.v… Thương con mà nhẫn nhịn sự bạo hành của chồng. Như vậy cũng vì tình thương mà phải chịu đựng. Trường hợp trước là người con hiếu, vì thương cha mẹ mà nhận chịu những khó khăn, khinh bỉ. Trường hợp sau vì thương con mà không bỏ được người bạn từng hành hạ mình, chịu đựng mọi điều v.v… Nên biết, nhờ tình thương mà người ta có thể nhẫn chịu những cái khó nhẫn. Nếu không có tình thương thì chắc rằng con người sẽ không đủ sức để vượt qua những cảnh khó khổ.

Sống trong đời chúng ta muốn làm điều lành, điều tốt nhưng chắc gì được mọi người tán thán. Cho nên muốn làm điều lành điều tốt để giúp mọi người, thì trước chúng ta phải tập có lòng thương mạnh mẽ đối với mọi người. Đó là từ bi. Kế phải có sức nhẫn nại, chịu đựng những khó khăn.

Chúng ta không nên hiểu lầm nhẫn nhục là điều xấu, theo quan niệm của nhiều người, nhẫn là phải chịu nhục. Theo tôi thì không phải vậy. Nhẫn nhục là một sức mạnh chớ không phải yếu đuối. Thế gian thường cho rằng người làm việc gì bị la rầy, quở mắng nhưng vẫn ráng chịu đựng là người yếu đuối, nhu nhược, vì không dám chống cự lại, đôi khi còn bảo là ngu. Nhưng trong đạo Phật không phải vậy. Đạo Phật dạy nhẫn nhục là một sức mạnh. Nếu chúng ta để ý sẽ thấy ở những ngôi chùa xưa thường viết câu Đại Hùng Bửu Điện, tức là điện báu thờ đấng Đại Hùng. Đức Phật là đấng Đại Hùng, nhưng Ngài có đánh dẹp ai đâu mà tôn vinh là Đại Hùng?

Trong kinh Pháp Cú, Phật có dạy thế này:

Thắng một vạn quân không bằng thắng mình
Thắng mình mới là chiến công oanh liệt nhất

Nghĩa là người nào thắng được mình mới gọi là người hùng. Thắng giặc bên ngoài chưa phải là hùng. Như vậy nhẫn nhục là việc dễ hay khó? Bị người sỉ nhục, mắng nhiếc ta, ta sỉ nhục, mắng nhiếc lại là dễ hay nhịn nhục là dễ? Mắng lại là dễ chớ bỏ qua khó lắm. Đừng nói chi người lớn, trẻ con khi bị ức hiếp nó tức giận la lối dễ hay làm thinh dễ? Như vậy khi trái ý, nổi giận la lối con nít làm cũng được, còn nhẫn nhịn, người lớn đôi khi làm chưa nổi nữa. Qua đó thì biết cái nào khó! Khó mà làm được nên gọi là Đại Hùng. Đức Phật được gọi là Đại Hùng vì Ngài nhẫn được những điều khó nhẫn.

Trong kinh kể lại, có lần đức Phật trên đường du hóa, một thầy Bà-la-môn lẽo đẽo theo sau chửi nhưng Phật cứ thong thả đi. Ông tức quá chận lại hỏi:

- Ngài Cồ-đàm! Ngài có điếc không?

Phật đáp:

- Không.

- Không điếc sao ông nghe tôi mắng chửi mà không có phản ứng?

- Ta không điếc. Việc mắng chửi của ông có liên hệ gì với ta đâu.

Phật liền nói ví dụ:

- Như nhà ông có giỗ mời bà con quyến thuộc tới dự. Khi họ sắp về, ông gói quà bánh tặng. Những người ấy không nhận thì quà đó về ai?

Ông Bà-la-môn đáp:

- Nếu họ không nhận thì quà đó về tôi chớ về ai.

Phật bảo:

- Cũng vậy, ông chửi ta mà ta chẳng nhận thì những lời mắng chửi đó xin gửi lại cho ông.

Người ta cứ nghĩ rằng nhịn là thua, nhưng trường hợp vừa kể, đức Phật có thua không? Chửi Ngài mà Ngài không chống cự lại thì hậu quả tự trở về người chửi. Chúng ta thử tập khi bị mắng chửi mà chúng ta cứ lặng lẽ làm thinh không nói gì hết thì rốt cuộc người nào tức hơn. Người bị chửi tức hay người chửi tức? Cho nên tưởng rằng tranh hơn thua là hay, không ngờ càng tranh là càng lún sâu vào phiền não. Chẳng khác nào như lửa cháy mà cứ chế thêm dầu hoài. Còn một bên nóng giận, một bên im lặng, không có lời thách đố nhau thì làm gì có chuyện đấu tranh để dẫn đến những việc tai hại lớn lao. Rõ ràng nhẫn nhịn là điều hết sức quan trọng, không phải việc thường. Người biết nhẫn nhịn là người làm được việc lớn, còn người không nhẫn nhịn được thì không làm được việc gì hết. Cho nên chúng ta muốn làm được điều hay điều tốt thì phải có đức nhẫn nhịn mạnh mẽ, như vậy việc làm mới thành công.

Trích "Sách HOA VÔ ƯU 2 - ĐỨC TỪ BI VÀ NHẪN NHỤC"
Thiền Sư Thích Thanh Từ
Về Đầu Trang Go down
https://timviet.forumvi.com
 
TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIM VIỆT FORUM :: Trau Dồi Văn Chương/Literature :: Thư Viện Truyện - Tim Viet Library :: Kinh Sách của Các Tôn Giáo-
Chuyển đến