TIM VIỆT FORUM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Những Vùng Tối
SỰ TỊNH ĐỘ VÀ LÝ TỊNH ĐỘ EmptyFri Sep 20, 2019 3:02 am by Tuyet Bang

» Vì sao đại bàng đầu trắng là loài vật biểu trưng của Mỹ?
SỰ TỊNH ĐỘ VÀ LÝ TỊNH ĐỘ EmptyTue Sep 25, 2018 11:57 am by Admin

» Hoa Bỉ Ngạn
SỰ TỊNH ĐỘ VÀ LÝ TỊNH ĐỘ EmptyTue Sep 25, 2018 11:53 am by Admin

» “Bỏ túi” 8 cách phân biệt mật ong cực đơn giản
SỰ TỊNH ĐỘ VÀ LÝ TỊNH ĐỘ EmptyTue Sep 25, 2018 11:48 am by Admin

» Bò Kho
SỰ TỊNH ĐỘ VÀ LÝ TỊNH ĐỘ EmptyMon Sep 24, 2018 3:43 pm by Admin

» NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT
SỰ TỊNH ĐỘ VÀ LÝ TỊNH ĐỘ EmptySun Sep 23, 2018 12:19 am by Admin

» BÀI PHÁP VỀ BỐN LOẠI NGỰA
SỰ TỊNH ĐỘ VÀ LÝ TỊNH ĐỘ EmptySun Sep 23, 2018 12:18 am by Admin

» KHÉO GIỮ SÁU CĂN
SỰ TỊNH ĐỘ VÀ LÝ TỊNH ĐỘ EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» NGUỒN GỐC CỦA ĐAU KHỔ
SỰ TỊNH ĐỘ VÀ LÝ TỊNH ĐỘ EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» TÌNH VÀ NGHĨA TRONG CUỘC SỐNG VỢ CHỒNG
SỰ TỊNH ĐỘ VÀ LÝ TỊNH ĐỘ EmptySun Sep 23, 2018 12:02 am by Admin

» CUỘC SỐNG KHÔNG CẦN OÁN TRÁCH, TẤT CẢ ĐỀU CÓ AN BÀI
SỰ TỊNH ĐỘ VÀ LÝ TỊNH ĐỘ EmptySat Sep 22, 2018 11:57 pm by Admin

» Lỡ Phá Thai Hãy Gấp Tụng Kinh Địa Tạng 49 Lần Để Giúp Trẻ Sớm Siêu Thoát
SỰ TỊNH ĐỘ VÀ LÝ TỊNH ĐỘ EmptySat Sep 22, 2018 11:55 pm by Admin

» NHÂN CHẲNG SINH DIỆT, QUẢ CHẲNG SINH DIỆT
SỰ TỊNH ĐỘ VÀ LÝ TỊNH ĐỘ EmptySat Sep 22, 2018 11:54 pm by Admin

» TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC?
SỰ TỊNH ĐỘ VÀ LÝ TỊNH ĐỘ EmptySat Sep 22, 2018 11:53 pm by Admin

» TRONG SINH DIỆT, RÕ CHẲNG SINH DIỆT
SỰ TỊNH ĐỘ VÀ LÝ TỊNH ĐỘ EmptySat Sep 22, 2018 11:52 pm by Admin

» HIẾU HẠNH
SỰ TỊNH ĐỘ VÀ LÝ TỊNH ĐỘ EmptySat Sep 22, 2018 11:51 pm by Admin

» Vạn vật vì duyên hòa hợp mà sinh, cũng vì duyên mà diệt
SỰ TỊNH ĐỘ VÀ LÝ TỊNH ĐỘ EmptySat Sep 22, 2018 11:50 pm by Admin


 

 SỰ TỊNH ĐỘ VÀ LÝ TỊNH ĐỘ

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 3155
Đến từ : Rain City
Registration date : 10/06/2008

SỰ TỊNH ĐỘ VÀ LÝ TỊNH ĐỘ Empty
Bài gửiTiêu đề: SỰ TỊNH ĐỘ VÀ LÝ TỊNH ĐỘ   SỰ TỊNH ĐỘ VÀ LÝ TỊNH ĐỘ EmptySat Jan 13, 2018 12:17 pm

SỰ TỊNH ĐỘ VÀ LÝ TỊNH ĐỘ
(Sư Ông Trúc Lâm)

Phật nói Tịnh độ có hai phần: sự Tịnh độ và lý Tịnh độ. Sự Tịnh độ là tin có cõi Cực Lạc, có đức Phật A Di Đà sẽ đón mình. Lý Tịnh độ là tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ. Nghĩa là tâm tịnh thì cõi nước tịnh, Phật A Di Đà là tánh giác của chúng ta. Như trên đã nói A Di Đà là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là vô lượng thọ, vô lượng quang, nghĩa là sống lâu vô lượng, ánh sáng vô lượng. Phật nói tánh giác sẵn có của mình không sanh diệt nên tuổi thọ vô lượng. Tánh giác đó cũng là trí tuệ sáng ngời, thấy biết đúng như thật nên gọi là vô lượng quang.

Như vậy Tự tánh Di Đà, chỉ tâm thanh tịnh là tịnh độ. So với Thiền tông chỗ cứu kính không hai. Thiền định để dừng tâm lăng xăng, trí tuệ phát sáng. Định tuệ song song, có an định mới có trí tuệ và ngược lại có trí tuệ thì luôn an định. Nói vậy nhiều vị cho rằng khó hiểu. Bây giờ tôi lấy ví dụ gần nhất, như khi chúng ta gặp việc rối, đầu óc nặng trĩu. Lúc đó mình nghĩ được gì không? Không nghĩ được gì hết. Khi tâm trí thanh thản nhẹ nhàng mình mới nghĩ được điều hay. Thế nên các nhà khoa học phát minh được những điều mới từ sự chăm chú. Họ dồn hết tâm lực vào một vấn đề, chuyên ròng năm bảy năm vào việc ấy, hôm nào đó bỗng nhiên họ sáng tỏ. Thử hỏi lúc đó họ học với ai? Không học với ai hết, chỉ do chú tâm yên định vào một vấn đề nên phát sáng ra.

Trí vô sư ai cũng có hết, nhưng chúng ta không sử dụng được vì tâm loạn động. Muốn sử dụng nó phải lắng tâm loạn động ấy đi nó mới xuất hiện. Trí vô sư còn gọi là Phật tánh. Cho nên thiền định của Thiền tông là phải lặng tâm lăng xăng hư ảo không thật, đừng chạy theo nó nữa.

Các Thiền sư khéo diễn tả những giai đoạn tu bằng hình ảnh thằng chăn rượt bắt con trâu. Lúc đầu trâu còn hoang khó dạy, lôi đầu nó không được, buộc lòng phải có roi có dây dàm để lôi nó. Đó là chỉ cho người tu giai đoạn đầu, tâm quá lăng xăng cần có giới luật làm dây dàm để kềm chế. Nếu không có giới lấy gì kềm chế, cứ thả trôi riết thì không còn làm chủ được mình nữa. Vì vậy giới luật là sợi dây xỏ mũi, là cây roi chận đón con trâu, không cho chạy càng vào lúa mạ người. Điều khiển con trâu từ hung hăng trở thành hiền hoà. Tới khi trâu đã thuần thục, thằng chăn nằm ngủ khò, không thèm coi chừng nó cũng yên. Nhưng còn trâu, còn chăn là chưa xong. Tới ngày nào con trâu mất, thằng chăn cũng không còn, chừng đó chỉ còn mặt trăng sáng.
Chúng ta tu cho tới chỗ không còn vọng niệm, cũng không còn chăn vọng niệm mới là lúc hoàn toàn an định. An định rồi thì trí tuệ mới phát sáng. Trí tuệ phát sáng chúng ta mới làm lợi ích cho mọi người một cách tự tại. Vì vậy bức tranh số chín là hình ảnh một ông già quảy cá chép, bầu rượu vô xóm. Đó là tự tại đi giáo hóa chúng sanh, không còn lo phiền gì nữa.

Như tôi chẳng hạn, ngày xưa đi giảng nhiều, ngày nào cũng phải soạn bài. Có khi soạn không kịp, khuya tôi ngồi thiền yên tịnh, tự hỏi mai giảng cái gì đây, bỗng nhiên trong trí hiện ra đề tài cho ngày mai giảng. Rõ ràng khi ta không nghĩ lăng xăng thì trí sáng, còn suy nghĩ hoài trí không sáng suốt nên không giải quyết được việc gì. Đó là những kinh nghiệm nhỏ thôi, nếu thiền định được hoàn toàn an định thì trí tuệ tuyệt vời biết mấy. Nhà Phật gọi từ chân tánh phát ra diệu dụng là vậy.

Trí đó là tuệ chớ không phải là thức. Tuệ là cái thấu suốt được chân lý muôn đời không thay đổi, còn thức do lượm lặt được ở người khác, nó sẽ đổi thay. Một bên thâu vô, một bên loại ra. Muốn có trí thức thì thâu vô, muốn được trí tuệ thì loại ra. Chúng ta ngồi thiền bỏ hết vọng tưởng thì trí tuệ sáng suốt phát sinh. Còn thế gian thu vô, học cho nhiều riết đầu óc tối mù, không sáng nổi. Như vậy trí thức là do học bên ngoài mà được, còn trí tuệ do thiền định mà được.

Hiểu như vậy mới thấy được ý nghĩa của người tu Phật. Nhiều người tu mà không biết tu để làm gì, niệm Phật để làm chi. Cứ nghĩ niệm để có công đức vậy thôi, không biết rằng mục đích niệm Phật để đạt được kết quả định tâm, phát sanh trí tuệ. Nhờ câu niệm Phật chúng ta dập tắt hết những nghĩ suy loạn tưởng. Chúng lặng hết rồi thì trí tuệ sáng ngời. Trí tuệ sáng ngời mới giác ngộ, thành Phật.

Phật tử tu mà còn lăng xăng lộn xộn quá. Tu cũng ham nhưng nghe ông thầy nào coi số hay cũng muốn coi thử số mình tốt hay xấu. Hoặc sửa soạn cưới vợ gả chồng cho con cái, nhờ thầy xem tuổi. Đứa được tuổi nó không chịu, đứa không được tuổi nó chịu, rồi đâm ra phiền não đủ thứ hết. Đó là vì không biết đạo. Phật không dạy những điều như thế. Phật dạy chúng ta tu nếu biết làm lành, biết tạo duyên tốt thì sẽ hưởng quả tốt, chớ không phải tướng số làm cho chúng ta tốt.

Mỗi con người đều có tâm tư nguyện vọng khác nhau, cha mẹ không thể áp đặt con cái phải giống mình. Nó có quyền của nó. Nó thương người nào là duyên của nó, lấy con mắt của cha mẹ áp đặt cho con, có tàn nhẫn không? Tôi nói đó là áp đặt một cách độc tài. Tại sao mình muốn theo ý mình, mà bắt nó không được theo ý nó. Thế gian cứ sai lầm như vậy mà làm khổ nhau. Nhiều khi dẫn tới chuyện tự tử chết nữa, có phải ác độc không?

Hiểu đạo rồi, chúng ta có cái nhìn sâu hơn, thấy cuộc sống này giả tạm, theo duyên hợp tan nên có cuộc sống hết sức hòa hợp. Chúng ta sống hết sức bao dung, không bắt buộc ai hết. Vì biết cái nghĩ của mình chưa phải là chân lý, bắt buộc người ta theo làm chi. Chừng nào ta hoàn toàn an định rồi, được giác ngộ có trí tuệ mới thấy đúng, nói đúng lẽ thật.

Phật thường nói Như Lai chỉ là bậc đạo sư dẫn đường, đi hay không là tự chúng ta. Như đối với năm giới, Phật bảo: “Năm điều đó là tư cách của một con người. Nếu giữ đúng như vậy đời này là người tốt, đời sau trở lại làm người càng tốt hơn. Nếu giữ không đúng đời sau sẽ không được trọn vẹn”. Khi truyền giới quí thầy hỏi Phật tử giữ được không? Nếu giữ được quí vị thưa “con giữ được”. Nếu giữ chưa được thì làm thinh, Phật không bắt buộc. Vì tu là tu cho mình chớ không phải cho Phật. Chúng ta có cái khổ là bị bắt buộc mới làm, còn để tự do không chịu làm. Do đó mà không có tiến bộ.

Đạo Phật rất tôn trọng tự do, tôn trọng lẽ thật của con người. Trong kinh Phật nói, như người thế gian phạm tội thập ác, một Phật tử cũng phạm tội thập ác, cả hai đều bị đoạ địa ngục. Không phải vì Phật tử là đệ tử Phật mà được nhẹ tội. Song có cái khác là người thế gian phạm tội đọa địa ngục, khi hết tội họ cũng không biết làm lành. Còn Phật tử có tu, khi phạm tội đọa địa ngục, tới lúc hết tội ăn năn hối hận, biết làm lành nhờ thế có phước được sanh về chỗ lành.

Tóm lại đối chiếu giữa pháp tu Tịnh độ và pháp tu Thiền, chúng ta thấy có những điểm như sau. Người tu Tịnh độ lấy Tín, Hạnh, Nguyện làm căn bản. Tu thiết tha, chân thành, không định thời gian, không định số lượng, tới chỗ nhất tâm bất loạn sẽ đạt được kết quả như nguyện. Còn người tu Thiền phải được an tâm, tức được định. Từ định mới phát tuệ. Định là dứt hết các duyên, tuệ là tâm thường hằng sáng suốt. Hiểu như vậy thì mới thấy đức Phật dạy pháp nào cũng đều đi đến một mục tiêu, chớ không có khác. Nếu khác chăng là phương tiện tùy căn cơ của chúng sanh thôi.

Hiểu vậy chúng ta học đạo, tu đạo mới không sai lầm, cũng không chống chọi ai hết. Gặp người tu thiền thì khuyên ráng tu cho được định. Gặp người tu niệm Phật thì khuyên ráng niệm Phật cho được nhất tâm. Như vậy đâu có gì trái với đạo. Hiểu cho sâu, thấy cho rõ khuyến khích nhau tu hành tới nơi tới chốn. Đó là Phật tử biết đạo, thấy đạo đúng như thật.

Trích "PHƯƠNG PHÁP TU TỊNH ĐỘ TÔNG VÀ THIỀN TÔNG" - Thiền Sư Thích Thanh Từ
Nguồn: http://www.thuong-chieu.org/…/PhoThong/HoaVoUu10/Html/08.htm
Về Đầu Trang Go down
https://timviet.forumvi.com
 
SỰ TỊNH ĐỘ VÀ LÝ TỊNH ĐỘ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIM VIỆT FORUM :: Trau Dồi Văn Chương/Literature :: Thư Viện Truyện - Tim Viet Library :: Kinh Sách của Các Tôn Giáo-
Chuyển đến