TIM VIỆT FORUM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Những Vùng Tối
TÂM KINH BÁT NHÃ QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ THIỀN  EmptyFri Sep 20, 2019 3:02 am by Tuyet Bang

» Vì sao đại bàng đầu trắng là loài vật biểu trưng của Mỹ?
TÂM KINH BÁT NHÃ QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ THIỀN  EmptyTue Sep 25, 2018 11:57 am by Admin

» Hoa Bỉ Ngạn
TÂM KINH BÁT NHÃ QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ THIỀN  EmptyTue Sep 25, 2018 11:53 am by Admin

» “Bỏ túi” 8 cách phân biệt mật ong cực đơn giản
TÂM KINH BÁT NHÃ QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ THIỀN  EmptyTue Sep 25, 2018 11:48 am by Admin

» Bò Kho
TÂM KINH BÁT NHÃ QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ THIỀN  EmptyMon Sep 24, 2018 3:43 pm by Admin

» NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT
TÂM KINH BÁT NHÃ QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ THIỀN  EmptySun Sep 23, 2018 12:19 am by Admin

» BÀI PHÁP VỀ BỐN LOẠI NGỰA
TÂM KINH BÁT NHÃ QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ THIỀN  EmptySun Sep 23, 2018 12:18 am by Admin

» KHÉO GIỮ SÁU CĂN
TÂM KINH BÁT NHÃ QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ THIỀN  EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» NGUỒN GỐC CỦA ĐAU KHỔ
TÂM KINH BÁT NHÃ QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ THIỀN  EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» TÌNH VÀ NGHĨA TRONG CUỘC SỐNG VỢ CHỒNG
TÂM KINH BÁT NHÃ QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ THIỀN  EmptySun Sep 23, 2018 12:02 am by Admin

» CUỘC SỐNG KHÔNG CẦN OÁN TRÁCH, TẤT CẢ ĐỀU CÓ AN BÀI
TÂM KINH BÁT NHÃ QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ THIỀN  EmptySat Sep 22, 2018 11:57 pm by Admin

» Lỡ Phá Thai Hãy Gấp Tụng Kinh Địa Tạng 49 Lần Để Giúp Trẻ Sớm Siêu Thoát
TÂM KINH BÁT NHÃ QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ THIỀN  EmptySat Sep 22, 2018 11:55 pm by Admin

» NHÂN CHẲNG SINH DIỆT, QUẢ CHẲNG SINH DIỆT
TÂM KINH BÁT NHÃ QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ THIỀN  EmptySat Sep 22, 2018 11:54 pm by Admin

» TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC?
TÂM KINH BÁT NHÃ QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ THIỀN  EmptySat Sep 22, 2018 11:53 pm by Admin

» TRONG SINH DIỆT, RÕ CHẲNG SINH DIỆT
TÂM KINH BÁT NHÃ QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ THIỀN  EmptySat Sep 22, 2018 11:52 pm by Admin

» HIẾU HẠNH
TÂM KINH BÁT NHÃ QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ THIỀN  EmptySat Sep 22, 2018 11:51 pm by Admin

» Vạn vật vì duyên hòa hợp mà sinh, cũng vì duyên mà diệt
TÂM KINH BÁT NHÃ QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ THIỀN  EmptySat Sep 22, 2018 11:50 pm by Admin


 

 TÂM KINH BÁT NHÃ QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ THIỀN

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 3155
Đến từ : Rain City
Registration date : 10/06/2008

TÂM KINH BÁT NHÃ QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ THIỀN  Empty
Bài gửiTiêu đề: TÂM KINH BÁT NHÃ QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ THIỀN    TÂM KINH BÁT NHÃ QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ THIỀN  EmptySat Feb 03, 2018 12:55 am

TÂM KINH BÁT NHÃ QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ THIỀN
(TT. Thích Thông Phương)

Hôm nay khai trương Thiền đường mới sẽ nói về bài Bát Nhã để cho quý vị nhớ luôn luôn lúc nào cũng mở đường bằng Trí Tuệ thì không có sai lầm, không có lệch lạc.Cho nên bài nói chuyện hôm nay là: TÂM KINH BÁT NHÃ QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ THIỀN

Bài kinh này quý vị đã được nghe giảng nhiều, đọc chú giải cũng nhiều, nhưng đây là nói qua cái nhìn của nhà Thiền, để cho thấy nó có những nét đặc sắc như thế nào?

Về tựa đề là: Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

Vậy thì Ma Ha Bát Nhã là gì? Chữ Ma Ha là to lớn, rộng lớn.

Bát Nhã là trí tuệ, nhưng không giống như trí tuệ thế gian, cho nên thường gọi là Trí Tuệ Bát Nhã. Nói gọn là: “Trí tuệ rộng lớn, to tát.”

Song nếu chỉ giải theo kiểu ấy thôi thì cũng thành ra giải theo chữ nghĩa, cũng chưa phải thật Bát Nhã. Bởi vì nói trí tuệ rộng lớn, nhưng sao gọi là trí tuệ rộng lớn? – Trí tuệ mà còn có lớn, có nhỏ hẳn không phải Bát Nhã rồi! Vậy tại sao đây gọi là trí tuệ rộng lớn? Bát Nhã thì có tướng gì mà gọi là lớn, là nhỏ? Đã có lớn, có nhỏ tức thành tướng rồi. Do đó hiểu có lớn nhỏ là hiểu lầm theo chữ nghĩa thì không phải Bát Nhã.

Trong đây ngầm chỉ, trí tuệ này là trí tuệ vượt ngoài những phân biệt đối đãi lớn nhỏ của thế gian, không có cái gì so sánh được, cho nên tạm gọi là LỚN. Còn cái trí tuệ của thế gian thì nó có lớn, có nhỏ, có sâu, có cạn, tức là học nhiều thì hiểu nhiều, học ít thì hiểu ít.

Đã có cạn, có sâu, có lớn, có nhỏ thì đó là trí sanh diệt, trí vay mượn. Hễ mình vay mượn nhiều chừng nào thì nó lớn chừng nấy, vay mượn ít thì nó nhỏ vậy thôi. Rõ ràng đó là có giới hạn, có sanh diệt.

Còn trí tuệ Bát Nhã là trí tuệ ở ngay tự tánh của chính mình, nên nó không không có dài ngắn lớn nhỏ gì hết, nó đâu có hình tướng gì? Nó không có xanh, vàng, đỏ, trắng cho đến không có nam nữ, không có già trẻ, nói thẳng ra cũng không có phàm thánh luôn. Trí Bát Nhã Nguyên Nó Là Nó Thôi! Vậy thì lấy cái gì so sánh được mà nói lớn với nhỏ? Cho nên với Trí Bát Nhã mà vừa nghĩ lớn nhỏ là xa Bát Nhã, là không phải Bát Nhã rồi! vì vậy trong nhà Thiền có vị Tăng hỏi Quốc Sư Đức Thiều là:

- Người xưa nói rằng: “Người thấy Bát Nhã liền bị Bát Nhã trói, người chẳng thấy Bát Nhã cũng bị Bát Nhã trói”, đã thấy Bát Nhã vì sao lại bị Bát Nhã trói?

Ngài Đức Thiều đáp:

- Ông hãy nói Bát Nhã thấy cái gì?

Tăng hỏi tiếp:

- Còn chẳng thấy Bát Nhã, vì sao cũng bị Bát Nhã trói?

Ngài Đức Thiều đáp:

- Ông hãy nói Bát Nhã chỗ nào chẳng thấy?

- Sau đó Ngài Đức Thiều bảo thêm:

- Nếu thấy Bát Nhã thì chẳng gọi Bát Nhã, còn nếu chẳng thấy Bát Nhã cũng chẳng gọi Bát Nhã, hãy nói cái gì là thấy chẳng thấy?

Như vậy thấy Bát Nhã cũng bị Bát Nhã trói, mà không thấy Bát Nhã cũng bị Bát Nhã trói, vậy làm sao? – Bám vào đâu để nói lớn, nói nhỏ? Bởi Bát Nhã vốn không hình tướng, vượt ngoài chỗ đối đãi thấy và chẳng thấy.

Mình thấy nó tức là sao? Tức nó thành ra cái bị thấy rồi.

Còn không thấy thì sao? – Không thấy thì vô minh mê mờ. Cho nên cả hai đều mắc kẹt hết. Bởi vậy Bát Nhã mà có chỗ thấy, có chỗ chẳng thấy, thì đó là tướng sanh diệt, không phải Bát Nhã.

Bát Nhã thì lúc nào cũng Hằng Hữu, làm sao có thấy, có chẳng thấy? Còn có thấy, có chẳng thấy là có sanh diệt, cho nên khi thì thấy, khi thì không thấy.

Ở đây phải hiểu rõ Bát Nhã là Sáng Suốt Biết Rõ Lẽ Thật Của Các Pháp. Như vậy mà cho nó không thể thấy tức là không rõ Bát Nhã, cho nên cũng bị trói. Còn nghe nói Bát Nhã là sáng ngời, rồi mình liền tưởng là cái gì đó để thấy, cũng thành bị trói.

Như vậy, phải làm sao mới học được Bát Nhã? – Tức là phải quên cái niệm hai bên thấy, chẳng thấy thì ngay đó là Bát Nhã.

Vì vậy với người thông thường giải thích Bát Nhã là trí tuệ, là sáng suốt v.v… giải thích như vậy có phải là Bát Nhã chưa? Cũng là Bát Nhã trên văn tự. Nói Bát Nhã là trí tuệ, là sáng suốt, là thấy đúng lẽ thật gì đó, nói một hơi cũng là chữ nghĩa văn tự thôi, chứ chưa phải là Bát Nhã, vậy Bát Nhã là sao?

Trong nhà Thiền không nói dài dòng mà chỉ thẳng cho người trực nhận ngay bản thân Bát Nhã.

Có vị sư hỏi Thiền Sư Thanh Tủng:

- Thế nào là Ma Ha Bát Nhã?

Ngài Thanh Tủng đáp:

- Gió lạnh tuyết rơi.

Ông tăng không đáp được, ngài Thanh Tủng mới bảo:

- Ông có lãnh hội được chăng?

Ông tăng thưa:

- Chẳng lãnh hội .

Ngài Thanh Tủng nói bài kệ:

Ma Ha Bát Nhã,
Chẳng thủ chẳng xả
(tức là không lấy không bỏ)
Nếu người chẳng hội
Gió lạnh tuyết rơi.

Ma Ha Bát Nhã thì không lấy không bỏ, nếu ngay đó mà không lãnh hội thì gió lạnh tuyết rơi.

Như vậy nếu hiểu Bát Nhã theo văn tự chữ nghĩa thì làm sao hiểu? Ngay đây gió lạnh tuyết rơi thì chính Bát Nhã hiện tiền đó!

Hiện tiền là sao? Ngay gió lạnh tuyết rơi đó, Cái Gì Cảm Biết Đó? Cái Gì Cảm Thấy Đó? Tức là thấy tuyết rơi mà thấy một cách rõ ràng không một chút mê lầm, không một chút lờ mờ thì đó là cái gì? Rồi biết lạnh, biết một cách rõ ràng không một chút lầm lộn, không một chút mê mờ thì là gì? Tức là thấy biết suốt qua tướng lạnh, tướng rơi phải không? Mình thấy biết mà thấy suốt qua tướng lạnh, tướng rơi, không có mắc kẹt, không có dừng trên tướng lạnh tướng rơi, chính đó là Bát Nhã chứ còn gì nữa!

Cái thấy biết bình thường lạnh thì chỉ biết lạnh thôi, dừng trên tướng lạnh đó. Còn tuyết rơi thì mình chỉ dừng trên tướng rơi đó thôi, thì đó là cái thấy biết của chúng sanh.

Giờ đây thấy biết rõ ràng vậy đó, mà không dừng trên đó, thì chính là thấy biết suốt qua các tướng, đó là thấy tướng “Không” của các pháp chứ gì nữa! Ngay nơi tướng mà mình thấy suốt qua không dừng trên tướng tức là thấy tướng “Không” của các pháp.

Ngược lại, ngay đó vừa khởi niệm lấy bỏ liền mê. Thí dụ thấy tuyết rơi lạnh quá, lạnh quá thì sao? Lạnh quá thì muốn xua đuổi, xua đuổi là bỏ! . Hoặc thấy gió lạnh thì muốn đi tránh, tức có lấy bỏ trong đó thì ngay đó là mê. Bị tướng lạnh, bị tướng rơi làm mờ, chính ngay đó khuất Bát Nhã. Quý vị thấy nhà Thiền khỏi cần nói dài dòng nhưng đã chỉ rất chính xác.

Đi xa hơn chút nữa thì trí tuệ mà còn thấy có Ta, có cái của Ta thì sao? Ở đây chỉ Bát Nhã có lớn, có nhỏ, là chưa phải rồi; còn thấy có Ta của Ta nữa thì cái đó càng đi xa quá xa Bát Nhã thêm. Mà thông thường trí tuệ thế gian thì luôn luôn là có Ta, của Ta. Khi học nhiều chừng nào, thì tự hào Ta là người trí thức, là người bác học, tức là Ta thấy trong đó chứ gì! Còn trí tuệ Bát Nhã thì không có chuyện đó, có xen cái Ta trong đó là không phải rồi.

Vậy thì quý vị hiểu Ma Ha Bát Nhã chưa? Không phải ở trên chữ nghĩa mà phải thấy rõ vậy đó mới hiểu được Ma Ha Bát Nhã ngay chính mình thôi! Nhất là không còn niệm đối đãi, không còn có cái thấy Ta ở trong đó. Trái lại, trí tuệ dù cao siêu cách mấy đi nữa mà còn có cái Ta thấy trong đó là không phải.

KẾ BA LA MẬT ĐA

Nghĩa là cứu cánh viên mãn hoặc là đáo bỉ ngạn, tức là đạt đến bờ kia, nhưng giải kiểu đó cũng là chữ nghĩa nữa.

Trí tuệ đạt đến bờ kia là trí tuệ gì? Trí tuệ mà còn thấy bờ này bờ kia là cũng không phải Bát Nhã luôn. Vậy làm sao mà hiểu? Cho nên những chỗ này, nếu không có mắt nhà Thiền thì cũng mắc kẹt trên chữ nghĩa, bởi vì đây muốn chỉ ngay một niệm này, một niệm mê là bờ này, một niệm giác là bờ kia vậy thôi ! Kia đây ngay một niệm này thôi, mà thấy vậy đó tức là sao? Tức là Bát Nhã đấy! Nghĩa là rõ ngay một niệm này mà mê thì đó là bờ này, cũng ngay một niệm này mà giác trở lại là bờ kia, trí tuệ thấy được như vậy đó là Bát Nhã.

Còn nếu thấy bờ này là bờ sanh tử, phải bỏ bờ này qua bờ Niết Bàn giác ngộ bên kia, hiểu thế đó là không phải Bát Nhã. Cho nên Lục Tổ có nói:

- “Chấp trước cảnh thì sanh diệt khởi, như nước thường dậy sóng thì gọi là bờ này, lìa cảnh thì không sanh diệt như nước thường trôi chảy gọi là bờ kia.”

Đơn giản, chấp trước cảnh, có sanh diệt là bờ này, lìa cảnh không sanh diệt là bờ kia. Chỉ có chấp cảnh và lìa cảnh mà thành ra bờ này bờ kia. Vậy thì bờ này bờ kia cách nhau ở chỗ nào?

Chỉ có chấp hay không chấp thôi! Chứ không có thêm cái gì khác.

Cho nên quý vị nhớ câu chuyện Ngài Hoàng Bá gọi Bùi Hưu đó! Bùi Hưu hỏi:

- Cao Tăng ở đâu?

Sư gọi:

- Bùi Hưu!

Ông liền:

- Dạ.

Sư hỏi:

- Ở đâu?

Thì ngay đó ông liền thấy Cao Tăng hiện tiền. Hỏi Cao Tăng ở đâu, tức là sao? Tức là mê. Đang đứng đối diện với hình vẽ đó mà hỏi ở đâu? Tức là muốn thấy ở chỗ nào khác nữa, là ngay hiện tiền mà lầm qua. Nghe gọi liền dạ, tức là ngộ. Vậy cách nhau bao nhiêu? Bờ nào là bờ này, bờ nào là bờ kia? Rõ ràng chỉ ngay đó thôi!

Khi hỏi Cao Tăng ở đâu? Là đang hướng về một chỗ nào khác rồi, thì đó là mê! Qua tiếng Gọi: -Dạ, liền tỉnh ngộ. Rõ ràng ngay một niệm này thôi. Mê là bờ này, giác là bờ kia, đơn giản vậy thôi! Bờ kia là vậy đó chứ không phải là bờ kia cách với bờ này. Bát Nhã là phải thấy như vậy.

*RỒI TÂM KINH LÀ SAO?

Lâu nay quý vị nào học Tâm Kinh, đọc hoài mà có hiểu Tâm Kinh là gì chưa?

Tâm Kinh tức là bài kinh ở ngay tâm chứ không có gì khác. Như vậy trí tuệ nãy giờ nói đó, thì trí tuệ đó ở đâu? Ở trong những sách thờ trong tủ hay những quyển Kinh để trên bàn? Lục Tổ từng bảo:

- “Nên biết bản tánh tự có trí Bát Nhã, vì tự dùng trí tuệ thường soi sáng chẳng nhờ văn tự.”

Lục Tổ bảo bản tánh mình tự nó có trí Bát Nhã, bởi từ nơi tự tánh đó nó thường soi sáng. Cho nên cái trí tuệ đó nó không nhờ nơi văn tự bên ngoài mà có, mà nó ở ngay tự tánh mình.

Tự tánh là ngay tâm mình thôi chứ không đâu khác, phải không?

Vậy là ngay nơi mình đó mà luôn luôn thường soi sáng không có xen hở, đó là trí tuệ Bát Nhã thật. Còn cái trí tuệ Bát Nhã mà mình học, mình tụng đó là văn tự Bát Nhã, Bát Nhã trên văn tự, trên sách vở.

Bây giờ đặt câu hỏi: Đất, nước, gió, lửa, tim, gan, tủy, não, máu thịt của mình nó có soi sáng được không? Mà nói ở ngay nơi mình như vậy thì cái gì soi sáng? Phải là chính từ nơi tự tâm của mình nó mới soi sáng được. Chứ không phải nói ngay nơi mình rồi chấp ở trong cái thân này, thân này đất, nước thì vô tri, tim gan máu mủ thì nó không biết gì! Làm sao soi sáng? Nếu nghe như vậy rồi cứ soi trở lại tìm ở trong đó thì tìm bao giờ thấy?

Cho nên phải chính ngay tự tâm mà thấy thì mới rõ được Bát Nhã, mà thấy được vậy đó tức rõ được Tâm Kinh, vì Kinh này gọi là bài Kinh Tâm.

Kinh Tâm này có hai ý:

Thứ nhất: là nhắc mọi người đây là Kinh nơi Tâm, tức phải thấy ở tự tâm mình chứ không thể tìm ở bên ngoài.

Thứ hai: gọi là Kinh Tâm tức muốn nhắc, đây là bài Kinh phải luôn luôn nằm ở trong lòng không thể nào quên. Nhưng thuộc lòng ở đây không phải là thuộc lòng đọc làu làu như trả bài, mà có ý nghĩa là luôn luôn lúc nào cũng phải ứng dụng, chiếu soi không để cho nó gián đoạn. Gián đoạn tức là sao?Tức là quên, tức là không thuộc lòng.

Cho nên Thiền Sư Hoằng Trí lúc theo hầu Hòa Thượng Tử Thuần. Một hôm nhân cùng một vị Tăng gạn hỏi về công án, thì có cảm hứng cái gì đó, chợt cười to, khi cười to thì ngài Tử Thuần nghe mới quở:

“- Một tiếng cười của ông đã làm mất đi bao nhiêu việc tốt rồi, ông chẳng thấy nói tạm thời chẳng còn thì như đồng với người chết sao?”

Ngay đó Ngài Hoằng Trí liền làm lễ, rồi từ đó về sau Ngài nhớ cái đó, dù ở trong thất tối cũng không dám sơ xuất nữa. Vậy chỉ tiếng cười thôi mà cũng bị quở, tức là hơi lơ lỏng rồi, cho nên đây thuộc lòng là vậy đó. Lúc nào cũng phải tỉnh, cũng phải nhớ, lúc nào sơ suất là phải nhớ lại liền. Như vậy mới thật sự gọi là Tâm Kinh, mới thật sự là bài kinh nằm lòng. Còn bây giờ mình học thuộc lòng mà coi như không thuộc gì hết. Vậy thì ngay đề Kinh đó quý vị thấy tu suốt đời cũng chưa hết rồi!

*Bồ Tát Quán Tự Tại, Là Bồ Tát nào?

Là Bồ Tát Quán Âm cầm tịnh bình với nhành dương liễu thờ trên bàn đó phải không? Thường thường thì mình hiểu kiểu đó, nhưng nếu hiểu như vậy thì cái hình ảnh đó là hình ảnh gì? Nếu thật sự Bồ Tát với hình ảnh đó thì cũng là Bồ Tát biến hóa, có ẩn có hiện. Bởi vì nói rằng Bồ Tát Quán Âm có tới 32 ứng thân thì cái thân đó cũng chỉ là thân biến hóa thôi, khi hiện thế này, khi hiện thế khác. Vậy làm sao thấy được tướng Bồ Tát? Mới thấy tướng đó, kế Ngài ẩn Ngài hiện tướng khác rồi làm sao? Cho nên đó cũng là tướng biến hóa sanh diệt, mà hiểu Bồ Tát Quán Tự Tại là tướng sanh diệt thì làm sao là Bồ Tát?

Vậy thì Bồ Tát Quán Tự Tại là cái gì? Là chính người ngồi đang nghe Pháp đây! Đó là Bồ Tát Quán Tự Tại sống. Bởi vì sao? Nghe tất cả mọi âm thanh lành dữ, khổ vui, hay dở … mà không là cái gì hết. Không là khổ, không là vui, không là hay, không là dở. Tức là nghe suốt qua tất cả không trụ vào âm thanh nào hết, không để một âm thanh nào che mờ thì đó là gì? Đó chính là Bồ Tát Quán Tự Tại chứ gì!

Còn bị âm thanh nào đó che mờ là không tự tại. Bởi Quán Tự Tại là nghe suốt qua hết. Như vậy ai ai đang ngồi đây cũng đều có một vị Bồ Tát Quán Tự Tại ngồi ngay lỗ tai mà không thấy, lo đi lễ Bồ Tát Quán Tự Tại ở bên ngoài. Thấy được như vậy mới thấy được Bồ Tát Quán Tự Tai sống.

Bởi vì mình phải hiểu, Quán Tự Tại là thấy suốt không có ngăn ngại, không có che mờ. Vậy thì thấy nghe suốt qua tất cả pháp tự tại không ngăn ngại, đó là Quán Tự Tại chứ gì! Mà nếu quý vị nghe được vậy thì sao? Thì hết khổ liền! Còn nghe đâu dính đó thì khổ ngay thôi. Bởi Bồ Tát Quán Tự Tai là hay cứu khổ, mà quý vị nghe được vậy mới thật hết khổ, còn niệm Quán Âm mà nghe đâu dính đó thì vẫn khổ như thường. Nghe một tiếng mà hơi nói nặng mình thì sao? Nổi giận trợn mắt thì có Quán Tự Tại chưa?

Nhưng quý vị kiểm lại xem, một tiếng mà gọi là nói nặng tôi đó thì đem cân coi nặng mấy ký? - Rõ ràng đó chỉ là tưởng tượng, là khái niệm, chứ tiếng có nặng nhẹ gì đâu, nhưng bởi vì tưởng tượng mê lầm cho nó là nặng thành ra nổi giận là khổ thôi! Bây giờ nghe suốt qua đó thì hết khổ. Vậy quý vị thấy Quán Tự Tại chưa? Bồ Tát Quán Tự Tai là chỗ đó!

(Con tiep)
Về Đầu Trang Go down
https://timviet.forumvi.com
 
TÂM KINH BÁT NHÃ QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ THIỀN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TÂM KINH BÁT NHÃ QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ THIỀN (tiep theo)
» ĐỨC PHẬT QUA CÁI NHÌN CỦA THIỀN TÔNG
» THIỀN TÔNG VỚI CÁC KINH ĐẠI THỪA - KINH PHÁP HOA
» THIỀN TÔNG VÀ KINH ĐIỂN KHÔNG HAI
» TẠI SAO NGƯỜI PHẬT TỬ PHẢI TỤNG KINH, NIỆM PHẬT, TRÌ CHÚ VÀ TỌA THIỀN?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIM VIỆT FORUM :: Trau Dồi Văn Chương/Literature :: Thư Viện Truyện - Tim Viet Library :: Kinh Sách của Các Tôn Giáo-
Chuyển đến