TIM VIỆT FORUM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Những Vùng Tối
Ông đồ Huyền và kỳ tích tuổi 90 EmptyFri Sep 20, 2019 3:02 am by Tuyet Bang

» Vì sao đại bàng đầu trắng là loài vật biểu trưng của Mỹ?
Ông đồ Huyền và kỳ tích tuổi 90 EmptyTue Sep 25, 2018 11:57 am by Admin

» Hoa Bỉ Ngạn
Ông đồ Huyền và kỳ tích tuổi 90 EmptyTue Sep 25, 2018 11:53 am by Admin

» “Bỏ túi” 8 cách phân biệt mật ong cực đơn giản
Ông đồ Huyền và kỳ tích tuổi 90 EmptyTue Sep 25, 2018 11:48 am by Admin

» Bò Kho
Ông đồ Huyền và kỳ tích tuổi 90 EmptyMon Sep 24, 2018 3:43 pm by Admin

» NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT
Ông đồ Huyền và kỳ tích tuổi 90 EmptySun Sep 23, 2018 12:19 am by Admin

» BÀI PHÁP VỀ BỐN LOẠI NGỰA
Ông đồ Huyền và kỳ tích tuổi 90 EmptySun Sep 23, 2018 12:18 am by Admin

» KHÉO GIỮ SÁU CĂN
Ông đồ Huyền và kỳ tích tuổi 90 EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» NGUỒN GỐC CỦA ĐAU KHỔ
Ông đồ Huyền và kỳ tích tuổi 90 EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» TÌNH VÀ NGHĨA TRONG CUỘC SỐNG VỢ CHỒNG
Ông đồ Huyền và kỳ tích tuổi 90 EmptySun Sep 23, 2018 12:02 am by Admin

» CUỘC SỐNG KHÔNG CẦN OÁN TRÁCH, TẤT CẢ ĐỀU CÓ AN BÀI
Ông đồ Huyền và kỳ tích tuổi 90 EmptySat Sep 22, 2018 11:57 pm by Admin

» Lỡ Phá Thai Hãy Gấp Tụng Kinh Địa Tạng 49 Lần Để Giúp Trẻ Sớm Siêu Thoát
Ông đồ Huyền và kỳ tích tuổi 90 EmptySat Sep 22, 2018 11:55 pm by Admin

» NHÂN CHẲNG SINH DIỆT, QUẢ CHẲNG SINH DIỆT
Ông đồ Huyền và kỳ tích tuổi 90 EmptySat Sep 22, 2018 11:54 pm by Admin

» TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC?
Ông đồ Huyền và kỳ tích tuổi 90 EmptySat Sep 22, 2018 11:53 pm by Admin

» TRONG SINH DIỆT, RÕ CHẲNG SINH DIỆT
Ông đồ Huyền và kỳ tích tuổi 90 EmptySat Sep 22, 2018 11:52 pm by Admin

» HIẾU HẠNH
Ông đồ Huyền và kỳ tích tuổi 90 EmptySat Sep 22, 2018 11:51 pm by Admin

» Vạn vật vì duyên hòa hợp mà sinh, cũng vì duyên mà diệt
Ông đồ Huyền và kỳ tích tuổi 90 EmptySat Sep 22, 2018 11:50 pm by Admin


 

 Ông đồ Huyền và kỳ tích tuổi 90

Go down 
Tác giảThông điệp
Đỗ Quyên
Admin
Đỗ Quyên


Tổng số bài gửi : 469
Đến từ : Khu vườn yên tĩnh
Registration date : 30/07/2008

Ông đồ Huyền và kỳ tích tuổi 90 Empty
Bài gửiTiêu đề: Ông đồ Huyền và kỳ tích tuổi 90   Ông đồ Huyền và kỳ tích tuổi 90 EmptyTue Jul 06, 2010 4:18 pm

Ông đồ Huyền và kỳ tích tuổi 90 !



Viet Nam Net-Thứ năm, 20/11/2008, 07:00 GMT+7

Đã sang tuổi 90 nhưng ông Bùi Văn Huyền vẫn đều đặn ngày hai buổi làm công việc “gõ đầu trẻ” trong chính ngôi nhà đơn sơ của mình ở thôn Đồng Thái - xã Thái Bình - huyện Ba Vì. Suốt 35 năm qua ông đồ Huyền đã cho hàng nghìn người có được cái chữ, đáng quý hơn là ông đã truyền cho mọi người (không chỉ trong xã Đồng Thái nhỏ bé) một dòng máu hiếu học, một tấm gương cả đời vì nghiệp làm thầy, vì học trò thân yêu.







Ông đồ Huyền và kỳ tích tuổi 90 081120-huyen3



Nhà giáo Bùi Văn Huyền vẫn miệt mài soạn giáo án hằng ngày (dù nửa thế kỷ qua

chưa có ai kiểm tra giáo án của ông) để đợi học trò đến. Mấy chục năm qua,

ông Huyền chưa từng lấy một đồng "học phí" của ai!







1. Cuộc đời ông đồ Huyền ly kỳ như những trang tiểu thuyết. Ông mồ côi mẹ khi mới lên 10, bà nội nghèo khổ nhưng vẫn chắt bóp nuôi cháu ăn học ở trường Tây. Nhà nghèo, không có quần áo đẹp như các bạn cùng lớp, cùng trường, ông có cái quần màu trắng nhưng phải ngâm, giặt bằng nước tro bếp nên nó sớm ngả sang màu cháo lòng. Biệt danh: “Huyền quần cháo lòng” bắt đầu có từ ngày ấy.





Ông móm mém: “Những đứa khác mà bị gọi như thế là đánh nhau to rồi đấy nhưng tôi thì mặc kệ, càng gọi Huyền quần cháo lòng tôi càng học cho biết mặt.” Nhờ cái chất rất riêng của con nhà nghèo ấy mà thầy Vũ Từ Lưu bắt đầu chú ý đến sức học, đến cậu trò nhỏ Bùi Văn Huyền. Năm đó ông học lớp Tư.





Ngày Tết Đoan Ngọ, ông cùng tất cả bạn bè trong lớp đến lễ thầy, các bạn con nhà khá giả, biếu thầy toàn những thứ giá trị, “tôi chỉ có bao chè tàu mấy hào nên ngại, cũng biết thân biết phận nên chờ các bạn lễ thầy xong hết rồi tôi mới dám vào.”





Thầy Từ Lưu là ông giáo nghèo người Hà Nam, sáng sáng thầy vẫn đội khăn xếp, đi chân đất, che cái ô đen đến lớp. Thầy Lưu gọi cậu trò nhỏ lại “Con đứng đấy chờ thầy!” rồi đi lấy cho ông Huyền 10 quyển vở A-vi-a loại 9 xu - loại vở đẹp nhất thời đó và 10 nén giấy. Thầy vỗ vai ông động viên: “Con cố gắng học nhé!” Lúc ấy ông sung sướng đến nghẹn ngào, ông thấy thầy vừa nghiêm nghị vừa gần gũi, tình cảm. Nhìn thầy, ông Huyền ước ao: “Gía mà sau này mình được làm thầy giáo như thầy!” Ông chậc lưỡi: “Ước thế thôi chứ lúc ấy tôi biết làm sao mà mình theo học được cho đến khi thành thầy…”





2. Cậu học trò Huyền quần cháo lòng phải bỏ học để về quê chăn trâu, cắt cỏ. 17 tuổi ông trốn không đi hỏi vợ, sẵn có bộ quần áo Ma-ga-toc mới được gia đình may cho (để đi hỏi vợ) thế là ông Huyền trốn nhà đi tìm nơi xin dạy học.





Ông đi khắp Bắc Giang, Bắc Ninh, làng nào ông cũng tìm đến nhà lý trưởng xin dạy. Người ta thấy nói là thầy, lại ăn mặc lịch sự nên tin và cũng giữ lại ăn ngủ dăm ba ngày, nhưng rồi ông lại phải đi vì chẳng có đâu học trò cho ông mở lớp. Ông đi như thế suốt một năm, chỗ dừng chân của ông là một hiệu may Tây đầm ở Sơn Tây. Ông chủ hiệu may bảo: “Đi tìm làm thầy như cậu khó lắm, cậu cứ ở đây tớ dạy nghề cho!” Thực ra ông ấy giữ lại vì ông Huyền nói được tiếng Pháp, sẽ giao tiếp với Tây đầm giúp cửa hiệu.





Ông đồ Huyền và kỳ tích tuổi 90 081120-huyen2





Lớp học của thầy Huyền chỉ đơn giản thế này







Làm được gần một tháng thì ông chủ cho 1 đồng về quê nghỉ ăn Tết. Trên đường về, lúc nghỉ ở quán trọ ông bị một người áo the khăn xếp lừa cả tiền lẫn bộ quần áo Ma-ga-tóc. 3 giờ sáng, giữa đêm đông, với bộ quần áo cộc trên người ông lọ mọ đi. Đến cầu Phùng ông định tự tử nhưng nghĩ đến bố, đến mẹ, đến bà nội, đến việc nhà không có người nối dõi thì ông lại vận động cho người ấm lên rồi tiếp tục đi.





Ông Huyền tìm đến nhà cậu bạn học cũ tên là Thái ở làng Tử Nê - huyện Gia Bình - tỉnh Bắc Ninh, người bạn ngày đi học hay cho ông bút, vở. Ông ăn Tết ở nhà bạn rồi nhờ bà của bạn lên chùa xin sư cụ cho ông…đi tu (phải giả vờ thế để lấy chỗ ăn ở). Mồng 6 Tết ông vào chùa, ở với sư cụ hai năm, đến khi đếm ngày để cạo tóc thì Pháp tổ chức mở học ở các làng, mỗi làng sẽ được mở 3 lớp ghép (thay vì 3 lớp/ huyện như trước đây). Mơ ước bấy lâu trở thành hiện thực: Năm 1941 ông Huyền trở thành anh giáo làng Văn Phong (Quế Dương - Bắc Ninh), lương một năm 10 đồng, trừ 6 đồng tiền ăn ở nộp cho chủ nhà, trừ tiền chi tiêu vặt vãnh, cuối năm dành dụm cũng may được… một bộ quần áo (!)





Năm 1942 cụ Hoàng Ngọc Phách để ông hoạt động trong hội truyền bá chữ quốc ngữ. Năm 1944 ông vừa đến các chợ truyền bá chữ quốc ngữ vừa tham gia tuyên truyền cho Việt Minh, thơ ông viết ngày ấy: “Anh chị em còn chờ chi nữa/ Mặt trời lên quá nửa con sào/ Bến đò khách đã xôn xao/ Lỡ đò, thưa chợ biết sao kịp người?...”



Ông về đoàn cán bộ tăng cường lên Việt Bắc rồi về làm tuyên huấn ở tỉnh đoàn thanh niên Thái Nguyên. Năm 1951 ông được cử lên công tác ở Tổng đoàn Thanh niên nhưng ông xin ở lại Tân Cương dạy học. Nhiều người bảo ông: “Đồ dở hơi!” Họ đâu biết rằng ông vẫn đau đáu ước mơ từ thủơ thiếu thời, vẫn khắc sâu tấm gương của thầy Từ Lưu…“Tôi chỉ muốn làm công việc gõ đầu trẻ như thầy tôi ngày trước!”



3. Năm 1973, ông về quê bà (xã Đồng Thái – Ba Vì) dựng mái nhà tranh vừa để ở, vừa làm nơi dạy học.



Những năm đầu, ông kiêm luôn cả việc xoá mù cho toàn xã. Ông dạy họ biết đọc, biết viết, biết cộng, trừ, nhân, chia; đã thông thạo cả thì ông cho “ra trường”. Từ năm 1991, xã Đồng Thái đã không còn đứa trẻ nào thất học.



Khi chúng tôi đến, tấm bảng đen bằng ván ghép dựng dưới bức tường dán rất nhiều thơ, báo đã kín lý thuyết về nguyên âm, phụ âm. Đó là bài học ôn buổi sáng của bọn trẻ lớp 3, đến chiều ông phải dạy lại bài học vỡ lòng đó cho các cháu lớp 5: “Thế mà nhiều cháu còn không theo kịp chương trình lớp 3 đâu, chúng bị mất gốc rồi mà!”



Một gia đình nghèo ở góc khuất nẻo của Ba Vì, nhưng ngôi nhà của ông Huyền từng đón

Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo lên thăm, ông từng nhận nhiều giải thưởng thơ văn

và báo chí, trong nhà ông có nhiều tủ sách "thiện nguyện" do các Nhà xuất bản ở Hà Nội

trân trọng tìm lên và trao tặng.



Ông đồ Huyền và kỳ tích tuổi 90 081120-huyen1



Vậy là ngoài việc dạy phụ đạo cho bọn trẻ, ông còn phải làm công việc hết sức vất vả là dạy lại kiến thức cho những cháu ngồi nhầm lớp. Ông bảo cứ độ 10 cháu thì có đến 5, 6 cháu hổng gốc từ 2 đến 3 lớp. Tiếng ông rành rọt, nói có đầu có đũa: Không phải tại các cháu dốt đâu mà phần lớn do dân trí ở đây còn thấp. Phần lớn chưa biết đến bảng chữ cái đã vào lớp 1, chưa biết hết mặt chữ đã phải lên lớp 2, rồi lớp 3, thế nên nhiều đứa lên đến lớp 5 rồi mà đã đọc thông viết thạo đâu…



Ông đồ Huyền vẫn minh mẫn, nhanh nhẹn, cách dạy của ông còn hiệu quả hơn nhiều giáo viên được đào tạo bài bản. Ông vừa dạy kiến thức vừa phát động tâm lý cho bọn trẻ. Lấp kiến thức hổng rất vất vả nhưng không được vì thế mà bỏ qua nó, ghét nó là nó chán học, bỏ học, mà lỗi có phải đều do chúng nó cả đâu.



Cháu nào học kém thì ông cho câu hỏi dễ để nó còn trả lời được, nó tự tin hơn để rồi muốn học, những cháu có tiến bộ thì động viên, khuyến khích nó. Ông không dạy theo lối thầy nói thế nào thì trò chỉ biết có thế ấy, phương pháp của ông là “mở rộng, khơi sâu”, ông chỉ gợi ý rồi để bọn trẻ tự tìm hiểu, như thế trò thích học hơn, chịu khó suy nghĩ, thầy cũng đỡ vất vả. Hôm Bộ Giáo Dục lên nghiên cứu lớp học của ông một buổi bảo: “Thế là cụ đi trước ngành Giáo Dục một bước rồi.”



Ngày nào cũng thế, ông đồ Huyền đều đặn hai buổi “gõ đầu trẻ”, hôm nay dạy lớp này, mai lại dạy lớp khác, những cháu học sáng thì ông dạy chiều, cháu nào học chiều thì ông dạy buổi sáng, bây giờ thời gian viết báo kiếm tiền của ông cũng chẳng còn nữa.



Mấy thầy cô giáo ở trường làng, mấy y bác sĩ ngòai thị trấn cũng gửi con ở lớp học cụ đồ Huyền. Họ xin được đóng học phí cho con để ông bà có đồng ra đồng vào nhưng ông không nhận. Mặc dù cuộc sống của ông bà chẳng có gì dư dật, mặc dù ông vẫn mong kiếm được vài trăm nghìn để hoàn thành nốt việc in cuốn “Dự biên chữ viết Việt Nam” nhưng suốt 35 năm qua ông chưa thu, chưa nhận của các cháu dù chỉ một đồng học phí.



Tôi hỏi: “Cụ định làm ông đồ gõ đầu trẻ đến bao giờ? Cụ đã 90 rồi!”



Ông Huyền cười hóm hỉnh: “Đến khi nào thầy Từ Lưu gọi tôi về không cho tôi dạy nữa thì tôi mới thôi.”



Làng nào, xã nào cũng có những nhà giáo hưu trí nhưng người như ông đồ Huyền thì quả là hiếm. Giá như mỗi xã có được một người mang khí chất của cụ đồ Nho, mang tâm huyết với nghề như ông thì căn bệnh ngồi nhầm lớp của các cháu đã bớt nhức nhối hơn!



Bài và ảnh của Huy Viên
Về Đầu Trang Go down
 
Ông đồ Huyền và kỳ tích tuổi 90
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Giấm phòng chống cao huyết áp
» ĐẠO PHẬT THỰC TẾ KHÔNG HUYỀN HOẶC
» THƯ TÌNH - Minh Huyền
» “Cửu Huyền Thất Tổ” mang ý nghĩa gì trong văn hoá Việt Nam?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIM VIỆT FORUM :: Ngôn Ngữ và Văn Hoá (Languages and Culture) :: Ngôn Ngữ, Đất Nước,Con Người Việt Nam / Vietnam, and the Vietnameses-
Chuyển đến