TIM VIỆT FORUM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Những Vùng Tối
DẠ CỔ HOÀI LANG EmptyFri Sep 20, 2019 3:02 am by Tuyet Bang

» Vì sao đại bàng đầu trắng là loài vật biểu trưng của Mỹ?
DẠ CỔ HOÀI LANG EmptyTue Sep 25, 2018 11:57 am by Admin

» Hoa Bỉ Ngạn
DẠ CỔ HOÀI LANG EmptyTue Sep 25, 2018 11:53 am by Admin

» “Bỏ túi” 8 cách phân biệt mật ong cực đơn giản
DẠ CỔ HOÀI LANG EmptyTue Sep 25, 2018 11:48 am by Admin

» Bò Kho
DẠ CỔ HOÀI LANG EmptyMon Sep 24, 2018 3:43 pm by Admin

» NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT
DẠ CỔ HOÀI LANG EmptySun Sep 23, 2018 12:19 am by Admin

» BÀI PHÁP VỀ BỐN LOẠI NGỰA
DẠ CỔ HOÀI LANG EmptySun Sep 23, 2018 12:18 am by Admin

» KHÉO GIỮ SÁU CĂN
DẠ CỔ HOÀI LANG EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» NGUỒN GỐC CỦA ĐAU KHỔ
DẠ CỔ HOÀI LANG EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» TÌNH VÀ NGHĨA TRONG CUỘC SỐNG VỢ CHỒNG
DẠ CỔ HOÀI LANG EmptySun Sep 23, 2018 12:02 am by Admin

» CUỘC SỐNG KHÔNG CẦN OÁN TRÁCH, TẤT CẢ ĐỀU CÓ AN BÀI
DẠ CỔ HOÀI LANG EmptySat Sep 22, 2018 11:57 pm by Admin

» Lỡ Phá Thai Hãy Gấp Tụng Kinh Địa Tạng 49 Lần Để Giúp Trẻ Sớm Siêu Thoát
DẠ CỔ HOÀI LANG EmptySat Sep 22, 2018 11:55 pm by Admin

» NHÂN CHẲNG SINH DIỆT, QUẢ CHẲNG SINH DIỆT
DẠ CỔ HOÀI LANG EmptySat Sep 22, 2018 11:54 pm by Admin

» TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC?
DẠ CỔ HOÀI LANG EmptySat Sep 22, 2018 11:53 pm by Admin

» TRONG SINH DIỆT, RÕ CHẲNG SINH DIỆT
DẠ CỔ HOÀI LANG EmptySat Sep 22, 2018 11:52 pm by Admin

» HIẾU HẠNH
DẠ CỔ HOÀI LANG EmptySat Sep 22, 2018 11:51 pm by Admin

» Vạn vật vì duyên hòa hợp mà sinh, cũng vì duyên mà diệt
DẠ CỔ HOÀI LANG EmptySat Sep 22, 2018 11:50 pm by Admin


 

 DẠ CỔ HOÀI LANG

Go down 
Tác giảThông điệp
Đỗ Quyên
Admin
Đỗ Quyên


Tổng số bài gửi : 469
Đến từ : Khu vườn yên tĩnh
Registration date : 30/07/2008

DẠ CỔ HOÀI LANG Empty
Bài gửiTiêu đề: DẠ CỔ HOÀI LANG   DẠ CỔ HOÀI LANG EmptyTue Jul 13, 2010 1:57 pm

Dạ cổ hoài lang: sức sống 90 năm. Kỳ 2: Nghe tiếng đàn ai rao sáu câu



TT - Những năm đầu thế kỷ 20 là lúc phong trào âm nhạc tài tử bắt đầu phát triển mạnh ở Nam bộ. Các hình thức sơ khai của cải lương cũng bắt đầu hình thành. Người dân Việt Nam ai cũng có nhiều tâm sự trong thời buổi đất nước bị đô hộ. Họ đang trông chờ một bài ca, bản nhạc có thể chở những tâm tư, nguyện vọng của mình. Cho đến khi Dạ cổ hoài lang ra đời.

Lớp học nhạc của thầy giáo mù

Trong phòng làm việc của hiệu phó Trường cao đẳng Phật học, với vẻ nhanh nhẹn và hồ hởi, nhà nghiên cứu Trần Phước Thuận như gặp cơ hội bày tỏ khi chúng tôi hỏi về Dạ cổ hoài lang. Ông là một trong những người am hiểu khá rộng về cổ nhạc Bạc Liêu, đồng thời cũng là con rể của nhạc sĩ Trần Tấn Hưng - người đã có công phát triển Dạ cổ hoài lang thành bản vọng cổ 32 nhịp mà ngày nay đã trở thành bài ca vua không thể thay thế.

Theo lời kể của ông Thuận, sinh thời cha vợ ông từng là sư đệ của nhạc sĩ Cao Văn Lầu trong một lớp học nhạc đặc biệt. Những người tham gia lớp học này vì tình đồng môn bằng hữu hiếm có mà về sau đều có những đóng góp lớn cho sự phát triển của bản Dạ cổ hoài lang.

Lớp học ấy nằm ở xóm Rạch Ông Bổn (nay thuộc phường 5, thị xã Bạc Liêu) do thầy đàn nổi tiếng tên Lê Tài Khí, mọi người thường gọi là Hai Khị hoặc Nhạc Khị, mở. Thuở nhỏ ông Nhạc Khị bị bệnh nặng nên mù cả hai mắt và bị tật ở chân, đi lại rất khó khăn. Nhưng ẩn trong cơ thể tàn tật ấy là một tài năng trời phú. Ông quyết chí học đàn và trở thành một danh cầm cổ nhạc bậc nhất của xứ Bạc Liêu, có thể sử dụng nhiều loại nhạc khí cùng lúc: đẩu, bạc, kèn, phách rất điêu luyện. Ông là người có công đầu trong việc tập hợp, hiệu đính, chỉnh lý và phổ biến rộng rãi hệ thống 20 bản tổ của nhạc tài tử Nam bộ.

"Nghe đờn ca tài tử phải đợi lúc khuya mới mùi, phải có tình yêu đằm thắm với nó mới thấy hay. Bản vọng cổ cũng giống như cục nhân bánh miền Nam. Nếu móc cái nhân ăn trước thì bánh không còn ngon nữa"

Lời dạy của ông Sáu Lầu với các con

Từ lò luyện của thầy Nhạc Khị, những sáng tác "nghệ thuật vị nhân sinh" của những học trò thầy Nhạc Khị liên tiếp ra đời: Liêu giang, Tam quan nguyệt của ông Ba Chột, lờica Ðưa chồng ra mặt trận, Chinh phụ than, Sầu chinh phụ của Trịnh Thiên Tư... Lớp học này cũng có công đào tạo những nhạc sĩ xuất chúng về sau: soạn giả Mộng Vân, nhạc sĩ Trần Tấn Hưng, nhạc sĩ Lý Khị... Chính từ đây cũng hình thành nên cả một phong trào sáng tác cổ nhạc lan rộng khắp miền Nam.

Và sau này khi bản Dạ cổ hoài lang ra đời rồi trở nên nổi tiếng khắp vùng đồng bằng, người ta thường nhắc tới tài năng xuất thần của nhạc sĩ Cao Văn Lầu trong giây phút chia ly mà quên rằng trước đó có một người thầy mù lòa, tật nguyền đã cần mẫn gieo vào lòng học trò của mình lối nghĩ nhân văn, tràn đầy khát vọng yên bình và tình thương yêu con người trong đặt lời ca, cũng như tư duy nghiêm cẩn trong ghép chữ nhạc. Ông Nhạc Khị mất vào cuối năm Mậu Tý 1948 và sau này được giới cải lương xa gần tôn là nghệ nhân - hậu tổ cổ nhạc.

Sáu câu vọng cổ

Dạ cổ hoài lang khi mới ra đời là bản nhịp đôi. Sau này theo thời gian được các nghệ nhân, nhạc sĩ phát triển thành bản vọng cổ thịnh hành như bây giờ. Ðiều đặc biệt là những người giúp mở nhịp Dạ cổ hoài lang đều là đồng hương Bạc Liêu hoặc là đồng môn với ông Sáu Lầu trong lớp học của thầy Nhạc Khị. Họ đã xem Dạ cổ hoài lang - đứa con tinh thần riêng tư của Sáu Lầu - như đứa con chung của mình rồi hết lòng nuôi dưỡng, chăm sóc nó. Ông Trịnh Thiên Tư phát triển thành nhịp tư, nghệ sĩ Lư Hoài Nghĩa (cha nghệ sĩ ưu tú Bảo Quốc) mở nhịp 8, rồi nhịp 16 và đỉnh điểm là nhịp 32 do nhạc sĩ Trần Tấn Hưng sáng tạo. Từ 20 câu, bản nhạc cũng được giảm còn sáu câu của bản vọng cổ phổ biến mà ngày nay nói theo kiểu của người đồng bằng là "phải rành sáu câu".

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của Dạ cổ hoài lang và vọng cổ, theo lời kể của ông Cao Văn Bỉnh - con trai thứ sáu của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, ngày trước cha ông đã phải hai lần đến Sở Mật thám tỉnh Bạc Liêu để chịu thẩm vấn về sự ra đời của bản Dạ cổ hoài lang. Chúng kết tội Dạ cổ hoài lang là bài ca quốc sự nhắm kích động quần chúng chống bắt lính, chống chính quyền với câu "Từ là từ phu tướng/ Bảo kiếm sắc phán lên đàng".

Sau này khi bản vọng cổ ra đời cũng đã có lúc bị nhà nước cấm hát, bị xem là bài ca vong quốc vì nghe quá não nề, ủy mị. Ông Bỉnh trầm ngâm: "Khi bản vọng cổ bị cấm, ba tôi cũng bắt đầu ít chơi đờn. Từ đó ba tôi ít ngủ hơn trước. Thỉnh thoảng những đêm khuya thanh vắng không người qua lại, ba tôi mới lấy cây đờn cò rao lên nho nhỏ những âm điệu của bản vọng cổ".

Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, bản vọng cổ đã khẳng định được cái thế của một bài ca yêu nước. Lịch sử ghi lại trong vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát trước đây, dòng nhạc chiến tranh tâm lý đã không lợi dụng được bản vọng cổ để tố cộng, chống cộng. Chiến sĩ quân đoàn 4 đêm nào cũng vặn đài nghe ca vọng cổ trong những ngày áp sát giải phóng Sài Gòn để thêm yêu dải đất đồng bằng miền Nam, thêm động lực vào trận chiến.

Theo tìm hiểu của nhạc sĩ Lưu Hữu Ðức, Dạ cổ hoài lang vốn có rất nhiều dị bản về lời ca vẫn còn đang tranh luận, nhưng có một dị bản mà khi xuất hiện một cách "cố tình" đã góp phần động viên tinh thần người nghe. Ðó là dị bản do ban nhạc tài tử quận lỵ đặt lời mới trong phong trào Mặt trận bình dân Ðông Dương năm 1938. Rằng: "Từ là từ đêm tối. Phủ kín bóng đen lên xóm làng. Nhà xiêu, xóm thôn hoang tàn. Ðau xé gan vàng...".

Có thể nói sau buổi khởi đầu với Từ là từ phu tướng..., bản Dạ cổ hoài lang đã vượt khỏi tầm tay ông Sáu Lầu, trở thành bản vọng cổ trữ tình, chiếm lĩnh độc quyền trong văn nghệ quần chúng, thu hút từ anh kéo xe, thợ hớt tóc, lơ xe đò đến thương gia, kỹ sư, bác sĩ, hay cả chàng công tử Bạc Liêu ngồi trên chiếc xe hơi bóng loáng. Ðể rồi từ xứ sở Bạc Liêu, câu vọng cổ đã đi khắp muôn nơi, trở thành một phần không thể thiếu trong tâm hồn người dân phương Nam, như lời hát: "Nghe tiếng đàn ai rao sáu câu như nhắc lại hồn Cao Văn Lầu" (Thanh Sơn).

HOÀNG OANH


Dạ cổ hoài lang đã đi ra khỏi khuôn khổ của một bản vọng cổ, lan tỏa vào tân nhạc, kịch nói, hội họa. Ở lĩnh vực nào cũng gây xúc động mãnh liệt bao thế hệ khán giả.


Được sửa bởi Đỗ Quyên ngày Wed Sep 22, 2010 8:04 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
Đỗ Quyên
Admin
Đỗ Quyên


Tổng số bài gửi : 469
Đến từ : Khu vườn yên tĩnh
Registration date : 30/07/2008

DẠ CỔ HOÀI LANG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: DẠ CỔ HOÀI LANG   DẠ CỔ HOÀI LANG EmptyTue Jul 13, 2010 2:38 pm

Mấy cánh mai vàng gởi.. gió.. xuân
Đường xa đã mỏi gót phong trần
Bâng khuâng dạo bản đàn năm cũ
Một chút ân tình gởi.. cố.. nhân

Đêm gặp nhau nơi bến nước năm xưa khi trăng khuya bắt đầu ngả.. bóng
Bến Tầm Dương một đêm sương lạnh rượu Hoàng Hoa nhắp cạn dưới khoang... đò

Trăng đã lên cao trong giờ phút hẹn hò
Em hãy chờ tôi so dây nắn phím, để em ca bài "Dạ cổ hoài lang"

Từ là từ phu tướng
Bảo kiếm sắc phong lên đàng
Vào ra luống trông tin chàng
Năm canh mơ màng
Em luống trông tin chàng
Ôi gan vàng quặn đau í a

Như chim trời.. lẻ bạn..., chim bay về.. nơi vô định
Trời xa đất lạ, trong mây khói mịt mùng...
Kiếp giang hồ mỏi gót phong sương
Một chiều qua bến lạnh, bỗng nhớ tới một người

"Đường dù xa ong bướm
Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang
Ðêm luống trông tin bạn
Ngày mỏi mòn như đá vọng phu
Vọng phu vọng luống trong tin chàng
Lòng xin chớ phũ phàng

Chàng là chàng có hay
Đêm thiếp nằm luống những sầu tây
Bao thuở đó đây sum vầy
Duyên sắc cầm đừng lạt phai í a"

Thiếu phụ nhìn tôi rưng rưng đôi mắt lệ
Ôi cô gái năm xưa tay bế tay bồng
Nhìn con đò trên sông nước mênh mông
Tôi nghe dao cắt những mảnh tình tan vỡ

Người yêu nay đã theo chồng
Vẫn nhớ bên lòng này dạ cổ hoài lang !
Về Đầu Trang Go down
Đỗ Quyên
Admin
Đỗ Quyên


Tổng số bài gửi : 469
Đến từ : Khu vườn yên tĩnh
Registration date : 30/07/2008

DẠ CỔ HOÀI LANG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: DẠ CỔ HOÀI LANG   DẠ CỔ HOÀI LANG EmptyWed Sep 22, 2010 8:03 pm

Lễ hội Dạ cổ hoài lang: “Bài ca vua” nhắc nhớ cội nguồn

TT - Nhân kỷ niệm 90 năm ra đời và phát triển bản nhạc Dạ cổ hoài lang - khúc nhạc lòng bất hủ của cố soạn giả Cao Văn Lầu, tiền thân của bản vọng cổ ngày nay, một lễ hội văn hóa mang chính tên bản nhạc này - Lễ hội Dạ cổ hoài lang - sẽ được tổ chức tại Bạc Liêu từ 29-9 đến 3-10-2009.


Bà Bùi Hồng Phương - phó chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu - đã có cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ:

* Dạ cổ hoài lang của cố soạn giả Cao Văn Lầu là một bản nhạc đã đi vào tâm hồn bao thế hệ người Việt. Tuy nhiên việc tổ chức một lễ hội lớn để tôn vinh một bản nhạc cụ thể là điều còn rất mới. Bà có thể nói rõ hơn?

- Gần một thế kỷ qua, Dạ cổ hoài lang đã tồn tại và phát triển với một sức sống bền bỉ, tự hoàn thiện, lan tỏa và bám sâu trong lòng bao thế hệ khán thính giả và những người mộ điệu, góp phần tạo nên danh tiếng cho nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ, danh ca, danh cầm, tác giả, soạn giả sân khấu cải lương.

Việc tổ chức Lễ hội Dạ cổ hoài lang nhân kỷ niệm 90 năm ra đời (1919-2009) không chỉ để tôn vinh một bản nhạc cụ thể, mà còn là sự nhắc nhớ về cội nguồn, về cái gốc của “bài ca vua” trong cải lương, là sự trở về trong nội tâm của mỗi con người..., vì càng hội nhập lại càng phải hiểu sâu sắc hơn những gì thuộc về quê hương, dân tộc.

Lễ hội này cũng là dịp để Bạc Liêu quảng bá, tiếp thị hình ảnh của mình, nơi mà tài nguyên du lịch hiện nay phần nhiều vẫn đang còn ở dạng tiềm năng.


Khu nhà lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu tại Bạc Liêu đang được hoàn thiện - Ảnh: Huy Thái


* Ở nước ta đang bị “bội thực” lễ hội. Gần như tỉnh nào cũng tổ chức lễ hội. Vậy đâu sẽ là thế mạnh cạnh tranh của lễ hội Dạ cổ hoài lang lần này?

- Tất nhiên khi đến với Lễ hội Dạ cổ hoài lang, mọi người sẽ được biết tất cả về Dạ cổ hoài lang. Chúng tôi có một chương trình sân khấu hóa công phu về quá trình hình thành và phát triển của bản nhạc; khánh thành di tích lịch sử - văn hóa khu lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, ra mắt giải thưởng Cao Văn Lầu, lễ giỗ tổ cổ nhạc theo đúng bài bản nghi lễ và thả hoa đăng trên sông... Và quan trọng là Lễ hội Dạ cổ hoài lang nhằm tôn vinh một di sản văn hóa phi vật thể, cái mà chúng ta không thể trực tiếp cầm nắm hay nhìn thấy, nhưng có thể cảm nhận được bằng những tâm hồn đồng điệu.

* Bà vừa nhắc đến giải thưởng Cao Văn Lầu. Giải thưởng này sẽ được trao như thế nào?

- Giải thưởng văn học nghệ thuật Cao Văn Lầu là giải thưởng nhà nước cấp tỉnh, nhằm khen thưởng các hoạt động sáng tạo trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, những văn nghệ sĩ, nghệ nhân có những đóng góp tích cực vào thành tựu của hoạt động văn học nghệ thuật của tỉnh... Giải thưởng này được xét tặng năm năm một lần, không phân biệt về thứ hạng, dự kiến trao đợt đầu tiên tại Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm nay.

Cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu là một người con tiêu biểu của đất Bạc Liêu. Thân thế và sự nghiệp của ông đã được cả nước tôn vinh, ghi nhận. Tên ông trở thành tên một giải thưởng văn học nghệ thuật của vùng đất này cũng là cách để những giá trị đẹp được tiếp nối. * Hiện nay việc xây dựng khu lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã được tiến hành đến đâu, thưa bà?

- Dự kiến đầu tháng 9-2009 công trình này hoàn thành và chuẩn bị đưa vào phục vụ bà con nhân dân trong dịp tổ chức lễ hội Dạ cổ hoài lang. Hiện chúng tôi đang tích cực vận động quyên góp hiện vật cho nhà trưng bày: một số loại nhạc cụ, trang phục đờn ca tài tử và cải lương, hình ảnh về các nghệ sĩ Mười Khối, Bảy Cội, Hai Lúa, Chín Quy, Sáu Thìn, Xanh Xía, Ba Khúc, thầy giáo So, danh ca Cô Ba Vàm Lẻo...Ngoài ra, chúng tôi cũng cần một số bản sáng tác bản Dạ cổ hoài lang nhịp 2 (năm 1919), nhịp 4 (năm 1926), bản vọng cổ Văng vẳng tiếng chuông chùa nhịp 8; bản vọng cổ nhịp 16 (năm 1940); nhịp 32 với sáu câu (năm 1941); nhịp 64 (năm 1950); các bài Bắc, Nam, Oán mà ban nhạc lễ của Cao Văn Lầu thường trình diễn, các bài báo viết về cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu các thời kỳ.

Chúng tôi mong quý bạn đọc khắp nơi nếu có lưu giữ những tư liệu trên và những tư liệu liên quan, xin hãy hiến tặng cho bộ sưu tập trong khu lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu để phục vụ được cho nhiều lượt người xem, để nhiều thế hệ sau này có dịp chiêm ngưỡng một bộ sưu tập phong phú về âm nhạc cổ truyền Nam bộ tại xứ sở của bản Dạ cổ hoài lang.



HOÀNG OANH thực hiện
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





DẠ CỔ HOÀI LANG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: DẠ CỔ HOÀI LANG   DẠ CỔ HOÀI LANG Empty

Về Đầu Trang Go down
 
DẠ CỔ HOÀI LANG
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» VĨNH BIỆT DANH THỦ BÓNG ĐÁ PHẠM HUỲNH TAM LANG
» MẸO LÀM ĐẸP CUỐI TUẦN BẰNG KHOAI LANG
» Mochi khoai lang
» AULD LANG SYNE

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIM VIỆT FORUM :: Ngôn Ngữ và Văn Hoá (Languages and Culture) :: Ngôn Ngữ, Đất Nước,Con Người Việt Nam / Vietnam, and the Vietnameses-
Chuyển đến