TIM VIỆT FORUM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Những Vùng Tối
TU TẬP – BÁT CHÁNH ĐẠO CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ EmptyFri Sep 20, 2019 3:02 am by Tuyet Bang

» Vì sao đại bàng đầu trắng là loài vật biểu trưng của Mỹ?
TU TẬP – BÁT CHÁNH ĐẠO CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ EmptyTue Sep 25, 2018 11:57 am by Admin

» Hoa Bỉ Ngạn
TU TẬP – BÁT CHÁNH ĐẠO CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ EmptyTue Sep 25, 2018 11:53 am by Admin

» “Bỏ túi” 8 cách phân biệt mật ong cực đơn giản
TU TẬP – BÁT CHÁNH ĐẠO CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ EmptyTue Sep 25, 2018 11:48 am by Admin

» Bò Kho
TU TẬP – BÁT CHÁNH ĐẠO CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ EmptyMon Sep 24, 2018 3:43 pm by Admin

» NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT
TU TẬP – BÁT CHÁNH ĐẠO CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ EmptySun Sep 23, 2018 12:19 am by Admin

» BÀI PHÁP VỀ BỐN LOẠI NGỰA
TU TẬP – BÁT CHÁNH ĐẠO CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ EmptySun Sep 23, 2018 12:18 am by Admin

» KHÉO GIỮ SÁU CĂN
TU TẬP – BÁT CHÁNH ĐẠO CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» NGUỒN GỐC CỦA ĐAU KHỔ
TU TẬP – BÁT CHÁNH ĐẠO CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» TÌNH VÀ NGHĨA TRONG CUỘC SỐNG VỢ CHỒNG
TU TẬP – BÁT CHÁNH ĐẠO CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ EmptySun Sep 23, 2018 12:02 am by Admin

» CUỘC SỐNG KHÔNG CẦN OÁN TRÁCH, TẤT CẢ ĐỀU CÓ AN BÀI
TU TẬP – BÁT CHÁNH ĐẠO CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ EmptySat Sep 22, 2018 11:57 pm by Admin

» Lỡ Phá Thai Hãy Gấp Tụng Kinh Địa Tạng 49 Lần Để Giúp Trẻ Sớm Siêu Thoát
TU TẬP – BÁT CHÁNH ĐẠO CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ EmptySat Sep 22, 2018 11:55 pm by Admin

» NHÂN CHẲNG SINH DIỆT, QUẢ CHẲNG SINH DIỆT
TU TẬP – BÁT CHÁNH ĐẠO CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ EmptySat Sep 22, 2018 11:54 pm by Admin

» TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC?
TU TẬP – BÁT CHÁNH ĐẠO CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ EmptySat Sep 22, 2018 11:53 pm by Admin

» TRONG SINH DIỆT, RÕ CHẲNG SINH DIỆT
TU TẬP – BÁT CHÁNH ĐẠO CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ EmptySat Sep 22, 2018 11:52 pm by Admin

» HIẾU HẠNH
TU TẬP – BÁT CHÁNH ĐẠO CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ EmptySat Sep 22, 2018 11:51 pm by Admin

» Vạn vật vì duyên hòa hợp mà sinh, cũng vì duyên mà diệt
TU TẬP – BÁT CHÁNH ĐẠO CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ EmptySat Sep 22, 2018 11:50 pm by Admin


 

 TU TẬP – BÁT CHÁNH ĐẠO CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 3155
Đến từ : Rain City
Registration date : 10/06/2008

TU TẬP – BÁT CHÁNH ĐẠO CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ Empty
Bài gửiTiêu đề: TU TẬP – BÁT CHÁNH ĐẠO CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ   TU TẬP – BÁT CHÁNH ĐẠO CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ EmptyWed Mar 14, 2012 5:27 pm


Mặc áo đạo, ăn chay, đến chùa, tụng kinh, lễ bái, v.v… đó là những việc làm hằng ngày của người tín đồ.

Tuy nhiên, chỉ bấy nhiêu việc làm đó thôi, thì không thể khiến cho người tín đồ trở nên thực sự tu hành được.

Vì tu hành là một công trình vừa bền bỉ lâu dài, vừa có nghị lực và khả năng chế ngự cái tâm, rèn luyện cái chí và bồi dưỡng tánh linh cho ngày càng được tinh minh sáng tỏ.

Bởi vậy cho nên, ăn chay, cúng bái, đi chùa, tụng kinh và mọi sinh hoạt khác, chỉ mới là những phương tiện để trợ lực cho công cuộc tu tâm dưỡng tánh của con người mà thôi.

Hễ có nhập đạo, có thọ giới, có ăn chay, có mặc áo đạo thì cũng cần phải có gắng sức tu tập nữa mới đủ. Nếu không, thời gian trôi qua mau quá, khi kiểm điểm lại đời mình sẽ chẳng thấy đức hạnh của mình tiến thêm: “Tâm linh chẳng an định, trí tuệ chẳng mở mang” mà tuổi già sức kiệt đã gần kề thì dầu cho có hối tiếc bao nhiêu cũng không sao kéo níu lại được.

Vì vậy, vấn đề tu tập, thấy cần phải được nêu ra hầu cho mọi người sớm nghĩ đến một con đường tích cực rèn luyện hơn lên.

Con đường tu tập nêu ra sau đây có tên là Bát Chánh Đạo.

Bát Chánh Đạo nghĩa là 8 con đường chơn chánh của Phật Tổ hướng dẫn người tu đến đạo quả.

Đó là một trình tự vừa có thể giúp mình tu tập hằng ngày vừa có thể là một cái thước đo để tự kiểm soát công phu tu dưỡng không sai chạy.


1. Chánh Kiến – là sự hiểu biết chơn chánh.

Thế nào là chánh?

- Chánh là trung thực, thuần túy, không nghiêng ngã tà vạy, chánh là không tham gian, không ác cảm, không ích kỷ, không sai lạc, không trược ý và không mưu định riêng tư.

Thế nào là kiến?

- Kiến là nhìn thấy, nhận xét, phân định. Những cái nầy sẽ kết hợp thành cơ sở cho các năng lực vô hình về sự nhớ tưởng hiểu biết và phán đoán.

Tóm lại, Chánh kiến là điều thấy biết chủ não của người tu, nó như sự chú ý chân chánh làm yếu tố tiến khởi cho mọi sự lựa chọn trong mọi cuộc sinh hoạt cả tinh thần lẫn vật chất.

Cái chú ý tiên khới đó cũng sẵn sàng được ứng dụng để hướng dẫn tâm trí của người tu trong những phút sơ khởi của mỗi hành động.

Thế cho nên, người tu chân chánh bao giờ cũng sẵn có một ý thức chân chánh làm chủ não cho mọi sở hành của mình.

Vậy Chánh Kiến là một điều kiện hết sức quan trọng ví như đường mực của người thợ mộc hoặc kim chỉ nam của kẻ đi rừng.

Nếu không có Chánh Kiến, người tu trước nhất sẽ bị lẫn lộn mơ hồ, sai lầm, điên loạn và rất dễ bị hảm mình vào đường sa ngã.

Vậy muốn tu Chánh Đạo, phải kiên trì Chánh Kiến, nghĩa là phải luôn luôn tỉnh táo, sáng suốt để nạp dụng những tri thức chân chánh làm gốc.


2. Chánh Tư Duy – là suy tưởng chân chánh.

Suy tưởng là một tác động tinh thần làm rung chuyển tâm tư ý thức trong việc đuổi theo từng dấu vết vô hình của mỗi sự việc.

Bởi có sự đuổi theo đó, nên tư tưởng luôn luôn xoay chuyển không ngừng. Nó có thể níu theo một sự kiện nầy đẻ chuyển qua một sự kiện khác. Thoạt tới, thoạt lui, thoạt biến, thoạt hiện, liên tục phát sinh, liên tục xoay chiều, tạo thành loạt vọng tưởng miên man, không bao giờ chán mỏi.

Bản chất của suy tưởng là như thế, cho nên người tu hành phải biết lấy Chánh Kiến làm chuẩn đích, rồi dùng nghị lực hướng thượng của mình mà cầm giữ tư tưởng và uốn nắn theo con đường suy tư chơn chánh, quyết không cho tán loạn, vẩn vơ, đam mê hoặc ô nhiễm.

Chừng nào công phu được như thế thì tư tưởng của mình sẽ không loạn động, do đó tâm thức không quay cuồng và từ từ đạt đến trạng thái thanh tịnh. Tâm thanh tịnh, thì tư duy lại càng minh mẫn, rồi mọi hành vi sinh hoạt sẽ đúng theo con đường Chánh Đạo.


3. Chánh Ngữ – là nói năng chơn chánh.

Lời nói là dạng thức hay hình dung của tư tưởng, nó phản ảnh tư tưởng, nhưng nó cũng có tác dụng xúi giục tư tưởng một cách gián tiếp.

Bởi vì, lời nói ra tương ứng với tư tưởng của mình, rồi ngược lại, nó gây hứng khởi để tư tưởng bám theo khuấy động. Do đó, khi người ta nói ra lời chánh trực, lời nói ấy có thể tán trợ cho tư tưởng của chính mình và khai triển thêm những điều chính trực khác.

Còn những khi nói ra lời lẽ tồi tệ sai quấy, thì lập tức lời nói ấy cũng tán trợ cho tư tưởng mình để khai triển thêm nhiều điều tồi tệ sai quấy hơn, hoặc ngược lại.

Vì vậy, người tu hành phải sẵn sàng lấy chánh kiến làm mực thước để duy trì lời nói của mình, không để lời nói tự phóng buông lung. Phải khép chặt lời nói trong đạo lý chơn chánh. Có như vậy thì lời nói của mình mới sẽ đứng đắn, khế cơ và hợp đạo.

Phàm người ta cẩn trọng lời nói bao nhiêu thì ý chí sáng suốt càng phát hiện thêm bấy nhiêu. Nhờ đó mà lời nói viên dung chính xác, không tạo quả báo tai ương, bất nhân nghịch đạo.


4. Chánh Nghiệp – là hành động tạo nghiệp chơn chánh.

Thế nào là nghiêp?

Nghiệp là những hành động hiện tại làm nguyên nhân cho quả báo tương lai. Hôm nay chúng ta đương thụ đắc cái quả tốt là vì trong quá khứ ta có gây nên cái nhân tốt. Ngày nay chúng ta tạo nguyên nhân bất thiện thì trong tương lai đây chúng ta sẽ gặt hái quả ác.

Như thế những hành động dây chuyền, gây nhân để được hưởng quả đó gọi là Nghiệp, là tạo nghiệp.

Vậy, người tu hành giữ theo Chánh Nghiệp tức là lo hành động chơn chánh hợp với đạo lý.

Hành động chơn chánh tức là hành động phải, đúng theo chánh kiến.

Thường xuyên giữ được điều đó, người ta sẽ có được nghiệp lành làm nền móng vững chắc cho công trình tu tiến đạo quả của mình.


5. Chánh Mạng – là đời sống chơn chánh.

Mạng tức là sinh mạng của mình. Chánh mạng có nghĩa là đặt để sinh mạng của mình trong nếp sống chơn chánh hợp đạo.

Hành nghề chơn chánh. Sinh hoạt chơn chánh. Thụ hưởng chơn chánh. Trưởng thành chơn chánh và phung sự chơn chánh. Tất cả đều phải lấy chánh kiến làm chuẩn đích, hầu gìn giữ cho thân mạng của mình khỏi hoen ố vì sự câu nhử của thế gian.

Bền chí an tâm mà qui định thân mạng mình trong đời sống trong trắng thanh cao là Chánh Mạng. Chánh Mạng sẽ giúp người tu thường cư an lạc.




6. Chánh Tinh Tấn – là hăng hái siêng năng mà vượt lên trong sự chơn chánh.

Hăng hái vượt lên là một nghị lực, một sức mạnh nội tại. Nó bền bỉ dẻo dai, cương kiện quả quyết và luôn luôn tỉnh thức, sẵn sàng để làm được.

Sự hăng hái vượt lên để làm được, có thể là làm được điều tà hoặc điều chánh. Cho nên người tu hành vốn đã có chánh kiến làm chuẩn rồi thì sự vượt lên làm được nầy chính là làm được điều chân chính hợp đạo.

Nhờ Chánh Tinh Tấn mà có thể có nhiều nghị lực để thúc đẩy 4 đường chánh: Tư Duy, Ngữ, Nghiệp và Mạng đồng thời khai triển phát huy cho Chánh niệm và Chánh Định sau nầy.

Người tu hành dùng Chánh Tinh Tấn làm sức đẩy để vượt qua mọi gian nan, khổ nhục, thử thách, cám dỗ, tiến đến đạo quả sau cùng.


7. Chánh Niệm – là nhớ nghĩ chơn chánh.

Niệm là nhớ nghĩ một cách mải miết. Sự nhớ nghĩ này vốn là sức mạnh vô hình, ghi khắc tất cả màu sắc, hình dạng, trạng thái của mỗi sự việc vào tiềm thức. Tiềm thức đó là chủng tử để phát sinh tư tưởng khác sau nầy. Hễ niệm thanh cao và tâm linh sáng suốt, kết quả sẽ diệt tận 3 căn bệnh: Tham, Sân, Si.

Người tu lấy Chánh Kiến làm cơ sở, lấy Chánh Tinh Tấn làm thắng lực để níu giữ niệm. Cố gắng làm cho niệm bong khỏi tình trạng mải miết đắm chìm trong mọi quyến rũ của hình bóng và khát vọng.

Nên biết rằng, Niệm như một sức mạnh thôi tập. Nghĩa là nó bám víu, chưng hấp miệt mài, chạm khắc thôi thúc và quyến rũ. Bám víu đeo đuổi theo các màu sắc và trạng thái của mọi sự kiện rồi miệt mài chưng hấp, chạm khắc các màu sắc và trạng thái đó vào tâm khảm của con người. Nó đủ sức gắn chặc in sâu tất cả cái gì nó nhận được. Về sau, những vết in vô hình đó sẽ là những hình ảnh được chiếu rọi và phát hiện trở ra để chiêu tập tâm não của mình, mà chính mình cũng không biết nó từ đâu đến.

Vì như thế, người tu hành phải biết coi trọng cái Niệm và luôn luôn giữ gìn chánh niệm hầu làm cho nhập định chơn chánh và trí tuệ tăng thêm phần minh mẫn sáng suốt.

Tóm lại, “không chánh niệm thì Tâm chẳng chánh định” đó là qui luật không thể thiếu sót vậy.


8. Chánh Định – là định tâm trong chơn chánh.

Định là luôn giữ cho tâm tư vắng lặng. Vắng lặng tức là yên tĩnh không còn mảy may lay động. Muốn đạt đến Định, người tu hành trước hết phải giới hạn những tư tưởng miên man, phải đi lần đến tĩnh lự, phải cột trói tư tưởng, phải thu giữ mọi vọng loạn phải lấy chính kiến làm chuẩn đích để níu kéo mọi khởi tác của ý niệm hầu làm cho thần trí an nhiên và tiến lần vào hư không cảnh giới.

Định chơn chánh tức là Định không vọng cầu, không sở tác, không cưu mang, không chấp hữu và không bị tan biến giác tính. Nếu Định càng được bền chặc, thuần thục thì thần trí lý tính sẽ trực thị tại “một điểm.”

Nhờ đó nâng lực tư duy lần lần hội tụ, phát hiện ánh sáng trí tuệ, chiếu rọi tâm linh và dẫn dắt đến giác ngộ viên mãn.


Kết luận, Bát Chánh Đạo ta có thể tạm chia làm 4 phần như sau:

Phần 1: có Chánh Kiến. Chánh Kiến làm điểm đầu tổng quát. Người tu hành cốt phải níu theo Chánh Kiến để làm tiêu chuẩn cho mọi đường.

Phần 2: gồm có, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng. Bốn đường chánh nầy sẽ khai triển phát huy và hoàn thành nhân cách của người tu.

Phần 3: có Chánh Tinh Tấn. Chánh Tinh Tấn là nghị lực để hỗ trợ và thúc đẩy cho 4 đường Chánh trước cùng 2 đường Chánh kế tiếp sau. Nó cũng là sự biểu lộ mức độ tấn tới của người tu.

Phần 4: gồm có Chánh Niệm và Chánh Định. Chánh Niệm trợ lực cho Chánh Định. Chánh Niệm và Chánh Định liên quan mật thiết không thể rời nhau, mà Chánh Định là căn cơ cho thành quả.

Bước khởi đầu là Chánh Kiến, bước sau cùng là Chánh Định.

Có Chánh Kiến mới được Chánh Niệm. Có Chánh Niệm mới được Chánh Định. Có Chánh Định mới được Chánh Quả.

Vậy 8 con đường nầy tuần tự hỗ trợ và tác dụng lẫn nhau để dìu dẫn người tu từ bước sơ cơ lần lên đạo quả sau cùng.


Tháng 4 Nhâm Tý
Huệ Minh
www.tamduyen.com
Về Đầu Trang Go down
https://timviet.forumvi.com
 
TU TẬP – BÁT CHÁNH ĐẠO CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TÁNH GIÁC
» "Biệt đội ve chai" ngày giáp tết
» Sự Thật Về Một Chai Nước Hoa Chính Hãng Làm Sốc Cả Thế Giới
» NGỌN NẾN KHÔNG CHÁY
» Cụ già lượm ve chai ủng hộ đồng bào miền Trung 10 triệu đồng

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIM VIỆT FORUM :: Trau Dồi Văn Chương/Literature :: Thư Viện Truyện - Tim Viet Library :: Kinh Sách của Các Tôn Giáo-
Chuyển đến