TIM VIỆT FORUM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Những Vùng Tối
Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí  EmptyFri Sep 20, 2019 3:02 am by Tuyet Bang

» Vì sao đại bàng đầu trắng là loài vật biểu trưng của Mỹ?
Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí  EmptyTue Sep 25, 2018 11:57 am by Admin

» Hoa Bỉ Ngạn
Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí  EmptyTue Sep 25, 2018 11:53 am by Admin

» “Bỏ túi” 8 cách phân biệt mật ong cực đơn giản
Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí  EmptyTue Sep 25, 2018 11:48 am by Admin

» Bò Kho
Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí  EmptyMon Sep 24, 2018 3:43 pm by Admin

» NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT
Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí  EmptySun Sep 23, 2018 12:19 am by Admin

» BÀI PHÁP VỀ BỐN LOẠI NGỰA
Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí  EmptySun Sep 23, 2018 12:18 am by Admin

» KHÉO GIỮ SÁU CĂN
Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí  EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» NGUỒN GỐC CỦA ĐAU KHỔ
Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí  EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» TÌNH VÀ NGHĨA TRONG CUỘC SỐNG VỢ CHỒNG
Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí  EmptySun Sep 23, 2018 12:02 am by Admin

» CUỘC SỐNG KHÔNG CẦN OÁN TRÁCH, TẤT CẢ ĐỀU CÓ AN BÀI
Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí  EmptySat Sep 22, 2018 11:57 pm by Admin

» Lỡ Phá Thai Hãy Gấp Tụng Kinh Địa Tạng 49 Lần Để Giúp Trẻ Sớm Siêu Thoát
Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí  EmptySat Sep 22, 2018 11:55 pm by Admin

» NHÂN CHẲNG SINH DIỆT, QUẢ CHẲNG SINH DIỆT
Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí  EmptySat Sep 22, 2018 11:54 pm by Admin

» TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC?
Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí  EmptySat Sep 22, 2018 11:53 pm by Admin

» TRONG SINH DIỆT, RÕ CHẲNG SINH DIỆT
Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí  EmptySat Sep 22, 2018 11:52 pm by Admin

» HIẾU HẠNH
Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí  EmptySat Sep 22, 2018 11:51 pm by Admin

» Vạn vật vì duyên hòa hợp mà sinh, cũng vì duyên mà diệt
Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí  EmptySat Sep 22, 2018 11:50 pm by Admin


 

 Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 3155
Đến từ : Rain City
Registration date : 10/06/2008

Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí  Empty
Bài gửiTiêu đề: Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí    Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí  EmptyThu Feb 28, 2013 3:30 pm

Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí (kỳ 1)


Nghe tiếng ông Ba Oanh chuyên mai táng từ thiện, chúng tôi tìm đến nơi ông ở. Căn nhà nhỏ chưa đầy 20m2 nằm lọt thỏm trong con hẻm sâu hun hút trên đường Đoàn Văn Bơ (quận 4, TP.HCM). Đón chúng tôi, người đàn ông có khuôn mặt phúc hậu ngại ngần: 'Chỉ là chuyện nhỏ, có đáng chi đâu…'.


Trả nợ cho đời

Chuyện nhỏ mà ông nói chính là nghĩa tình với người đã chết. Hơn 33 năm qua, ông Ba Oanh đã mai táng miễn phí cho hàng nghìn mảnh đời bất hạnh nằm xuống nơi đầu đường xó chợ, cả bệnh nhân AIDS bị ruồng bỏ khi qua đời cũng được ông đón nhận. Ngoài ra, ông Ba Oanh còn không nề hà nhặt xác những nạn nhân chết vì tai nạn giao thông, vớt các thi thể chết trôi lâu ngày không ai dám đụng tới vì đã phân hủy, thối rữa.


Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí  Sam_0710
Ông Ba Oanh cùng "đồng nghiệp" chuẩn bị mai táng cho một người vô gia cư

Trầm tư bên tách trà nóng cuối ngày, ông chiêm nghiệm: “Sinh ra trên đời, ai cũng có quyền được chết một cách đàng hoàng. Thế nhưng không phải ai cũng có được cái may mắn ấy. Tôi chỉ mong mỗi một người nằm xuống, phải ra đi thật đẹp, thật ấm áp để vong linh khỏi tủi hổ…”. Cũng chính suy nghĩ này, duyên phận đẩy đưa ông trở thành người đưa đò bến biệt ly đầy nhiệt tâm.

Tổ mai táng từ thiện của ông Ba Oanh ra đời từ năm 1979, sau cái chết của chính cha ông. Nghẹn ngào, ông Ba Oanh chia sẻ: “Năm 1976, cha tôi mất. Nhà tôi nghèo lắm... Nghèo đến mức cha tôi nằm xuống cũng không đủ tiền mua nổi chiếc quan tài. Sau 2 ngày ôm thi thể cha than khóc, tôi tìm đến một trại hòm mua chịu một chiếc.

Đến hẹn trả nợ, chưa có tiền, người ta báo chính quyền giải quyết. Một lần nữa, tôi lại phải khất nợ trong tủi nhục. Mỗi ngày, tôi đạp xe thuê được 4 - 5 đồng. Để trả được món nợ 50 đồng tiền mua quan tài cho cha, tôi phải mất hơn ba năm gồng mình trên những cuốc xe ba gác nặng trĩu cả ngày lẫn đêm. Thêm vào đó là gánh nặng gia đình với năm đứa con nheo nhóc. Phải đến 3 năm sau tôi mới trả xong số tiền ấy, để cha tôi nhắm mắt được an lòng".

Từ lúc đó, ông Ba Oanh không sao quên được nỗi đau "cha chết không có tiền chôn" . Trên những chuyến xe rong ruổi khắp 12 quận huyện ở TP.HCM, không ít lần ông chạnh lòng khi chứng kiến biết bao cảnh đời nghèo khổ không nơi nương tựa, ra đi còn không có tấm áo che thân, không người thân bên cạnh. Sự ám ảnh về nỗi túng thiếu của những mảnh đời nghèo khó lúc lìa đời cứ dằn vặt, đeo bám người đàn ông giàu nhân nghĩa.

Cũng từ khi ấy, ông ấp ủ ước mơ chèo lái con thuyền ở bến biệt ly, mang lại chút ấm áp cuối cùng cho người nằm xuống, góp phần xoa dịu nỗi đau nơi người còn sống. Đau đáu là vậy, nhưng để tổ chức được một nhóm mai táng từ thiện không phải dễ.

Để có được kinh phí thành lập đội mai tang miễn phí, ông Ba Oanh dành dụm từ việc “cai” những thú vui như nhấm nháp ly cà phê, điếu thuốc... Mỗi ngày, ông trích số tiền đạp xe gác có được để “vỗ béo” ống heo. Đến năm 1997, ông đập ống heo, gom tiền mua được một số trang thiết bị cho việc ma chay như quần áo, bộ kèn trống, hàng loạt cờ xí làm phương tiện phục vụ tang ma.

Ngày ông mang những bộ đồ tùy táng về nhà, bà Nguyễn Thị Yên, vợ ông phản đối kịch liệt. Nhắc lại chuyện xưa, bà Yên trìu mến nhìn chồng: “Lúc đó tui không đồng ý cho ổng theo công việc này đâu. Thu nhập bấp bênh, con cái một đàn nheo nhóc, cơm ngày có ngày không. Thân mình chưa xong, ổng còn lo chuyện thiên hạ. Vậy mà ông kiên quyết quá, đêm nào cũng đợi đến nửa đêm rồi dựng tôi dậy nói chuyện, thủ thỉ chuyện đời, chuyện người, chuyện nhân quả. Hễ ở nơi nào có đám tang là ổng gọi tôi đến để chứng kiến tận mắt việc làm của ổng. Lâu dần, tôi mềm lòng bởi chính lòng từ tâm của ông…”.

Được sự đồng ý của vợ, ông Ba Oanh lại tiếp tục hành trình kiếm tìm những tấm lòng thiện nguyện như mình. Trải qua nhiều ngày kiên nhẫn thuyết phục, cuối cùng, ông đã tập hợp được một đội gồm 21 người. Họ là những anh phụ hồ, bác xe ôm... từ khắp mọi phương tìm về thành phố mưu sinh.

Không giàu có về vật chất, nhưng họ giàu có về tấm lòng, cùng chung niềm vui “vác tù và hàng tổng”. Cứ thế, đội mai táng từ thiện Oanh Lập do ông làm tổ trưởng chính thức ra đời, trong đó có cả con trai, con rể và cháu ngoại của ông.

Trong gia đình, ông Oanh luôn dạy bảo các con phải sống tốt để cuộc sống thêm ý nghĩa hơn. Học tập cha, các con ông là Nguyễn Hữu Phúc (SN 1968, hành nghề chạy xe ba gác); Nguyễn Hữu ThànhSN 1972; Bùi Hữu Tuấn, SN 1979 (cùng là công nhân khu chế xuất Tân Thuận) cũng cùng cha tham gia lo hậu sư cho những người nghèo.

Tuyển rể, mục tiêu đầu tiên ông Ba Oanh đặt ra là phải biết... khiêng hòm và làm từ thiện. Không chỉ thế, đứa cháu ngoại của ông Oanh còn theo chân ông ngoại “học nghề” từ khi chỉ mới 6,7 tuổi, hiện là thành viên nhỏ tuổi và năng nổ nhất đội.


Băng Di (Xzone/TTTĐ)
www.baomoi.com
Về Đầu Trang Go down
https://timviet.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 3155
Đến từ : Rain City
Registration date : 10/06/2008

Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí    Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí  EmptyThu Feb 28, 2013 3:34 pm

Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí (kỳ 2)

Có người đồng tình, nhưng có người thấy ông làm mai táng miễn phí lại cho rằng ông bất thường.


Nghĩa tình với người đã khuất

Thành lập được đội, ông Ba Oanh vẫn miệt mài với những chuyến ba gác chở hàng thuê, hốt xà bần trên khắp các nẻo đường. Chắt chiu những đồng tiền nhỏ từ bao giọt mồ hôi lặng lẽ của mình, ông dành dụm mua cho mỗi anh em trong đội từ thiện một bộ đồng phục.

Khi không có mối chở hàng, ông Ba Oanh lại lân la ở những trại hòm để “học lỏm” nghi thức tổ chức đám ma, từ việc cúng bái, nhang đèn, lễ phục, các nghi lễ, nghi thức an táng.

Ông cười hiền tâm sự: “Tranh thủ những lúc vắng khách, tôi lại ghé qua nghĩa địa xem người ta chôn cất người chết ra làm sao, rồi tới những đám tang xem người ta nhang khói, thủ tục khấn vái như thế nào. Học xong, tôi về tập luyện, thực hành cho anh em nghi thức trước khi đưa người về cõi vĩnh hằng. Bây giờ, đám tang theo đạo nào tôi cũng tổ chức được, mà tổ chức long trọng là đằng khác. Ai theo đạo nào, tôi tổ chức tang lễ theo nghi thức đạo ấy…”.

Hằng ngày, tất cả các thành viên trong đội mai táng từ thiện Oanh Lập đều đổ đi muôn nẻo mưu sinh. Thế nhưng khi chuông điện thoại reo, hễ ở nơi nào, vào thời khắc nào có người bần cùng, khốn khổ qua đời là cả đội lại bỏ việc, tức tốc lên đường, để những phận người xấu số khốn cùng có một nơi để yên nghỉ cuối đời.

Mỗi người một việc cụ thể đã phân công trước. Tùy theo khả năng mà mang đến nén nhang, nải chuối, bát gạo… để linh hồn người quá cố bớt tủi thân. Nhiệm vụ khó khăn nhất do ông Ba Oanh đảm nhiệm là đi xin áo quan. Suốt nhiều năm qua ông đã lê bước khắp hang cùng ngõ hẻm ở TP.HCM để xin từng cái quan tài cho những người nghèo khó khi hữu sự.

Có người đồng cảm, chia sẻ với ông, nhưng cũng không ít lần ông bị người ta lảng tránh. Ông tâm sự: “Hễ có ai gọi điện nhờ vả đến đội mai táng từ thiện, việc trước tiên tôi phải làm là đi xin quan tài. Nơi này không cho, tôi lại đạp xe đi nơi khác, cứ thế mà xin chừng nào có mới thôi...”.

Cho đến nay, trải qua 33 năm, đội của ông đã mai táng cho hàng nghìn xác chết nhưng chưa bao giờ ông để người nào chết phải chịu cảnh bó chiếu. Những khi không xin được hòm, ông phải bỏ tiền túi, rồi quyên góp từ anh em trong đội mai táng để mua hòm. "Nhiều khi trong túi không có một xu, nhưng người ta tìm tới nhờ tôi cũng phải nhận lời. Mình sống thì hôm nay không có ngày mai sẽ có, còn người chết nằm kia họ vĩnh viện không có ngày mai. Cái hạnh phúc ở người đang sống là vậy", ông trút lòng.

Ngoài việc đi xin các nguồn tài trợ, nguồn quỹ của đội còn là sự đóng góp của mỗi thành viên. Từ dạo có tin xe ba gác bị cấm, ông bỏ nghề, chuyển qua lượm rác hằng đêm để kiếm sống. Những người cộng sự của ông cũng chẳng khấm khá gì hơn, người thì chạy xe ôm, người bán vé số...

Thế nhưng, số tiền còm cõi mưu sinh ấy luôn được anh em đội mai táng của ông Ba Oanh góp nhặt một phần để nuôi heo đất, khi có việc cần đến là “mổ” lấy tiền lo hậu sự cho người nghèo. Số tiền 1-2 triệu đồng hằng tháng được các con cho, ông Ba Oanh cũng không dám xài mà để dành đóng góp với đội.

Một tháng trung bình có trên 10 đám tang cần tới sự trợ giúp của nhóm ông Ba Oanh . 33 năm qua, đội mai táng đã gần ngàn lần cùng gia quyến nghèo giúp đưa linh cữu người quá cố về thế giới bên kia, nhưng chưa một lần họ nhận của gia quyến một đồng tiền công. Tiếng lành đồn xa, người ta đến với đội của ông ngày một nhiều, từ khắp các nơi nghèo trong thành phố, từ Cầu Muối, Cầu Kho, đến tận miệt Hóc Môn, Bà Chiểu.

Có đám, thân nhân người quá cố năn nỉ quá, ông Oanh nói rằng ông chỉ xin một gói thuốc lá làm quà cho anh em rồi chia nhau mỗi người một điếu. Có gia đình, sau đám tang người thân, họ dúi vội vào tay ông vài chục lẻ, những đồng tiền vụn mà ông biết được nhờ đi ăn xin hoặc vay mượn mà có.

Những khi ấy, ông đều kiên quyết không nhận, dù người ta đã hết sức năn nỉ. Lại có đám, nhà quá nghèo không lo nổi bữa khuya cho những người đến viếng. Không ngại ngần, ông Ba Oanh cùng với anh em, mỗi người về nhà mang ít gạo, gom ít tiền mua thịt, gà đến cho gia quyến.

Đã có không ít người tìm đến nhờ đội của ông mai táng giùm và sẽ thanh toán tiền như những dịch vụ mai táng khác nhưng ông lắc đầu từ chối. Với ông, nghề của ông và các thành viên trong đội không phải là... đi mai táng, mà là gieo trồng yêu thương.

Không chỉ an táng tử tế cho những vong hồn không chốn tựa nương, ông còn nặng nợ với người đã khuất bằng nghề “nhặt xác”, công việc ai nghe đến cũng lắc đầu quay đi. Không ngại mưa, không ngại gió, không ngại sớm khuya, không ngại đường xa, chỉ cần được báo tin là ông Ba Oanh lại đạp xe lên đường, lặn lội nhặt nhạnh thi thể những người bị tai nạn giao thông.


Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí  Sam_0711
Những bức hình ghi dấu kỷ niệm được đặt ở những vị trí quan trọng trong căn nhà ọp ẹp

Cười hiền, ông cho hay: “Trước đây, có ngày, tôi nhặt thi thể 2-3 nạn nhân bị tai nạn giao thông. Nhiều vụ tai nạn rất thảm khốc, thi thể nạn nhân bị dập nát, tôi phải chui dưới gầm xe thu hồi từng bộ phận của họ đem ra, sau đó sắp xếp lại hoàn chỉnh mới xong việc”.

Tưởng chừng tiễn vong linh người mất qua bến biệt ly, lo cho người đã khuất mái ấm an ủi đã là đủ, thế nhưng, đối với ông “Oanh khùng” thì nghĩa tình chưa dừng ở đó. Vào ngày 25 Tết mỗi năm, ông lại mang xấp giấy tờ liên quan đến người quá cố thắp hương và đốt để tưởng nhớ đến họ. Ông bảo: "Năm nào cũng thế, tôi thắp hương cầu nguyện cho họ và mời họ cùng về ăn tất niên với gia đình".

Ông tâm sự rằng, mong ngày càng có nhiều người cùng chung tay giúp đỡ những nạn nhân khốn khó để họ ra đi được thanh thản. “Điều thiết thực nhất mà tôi mong là có được nhiều người giúp quan tài, để khi gặp những phận người cơ cực nằm xuống, đội mai táng của tôi không phải chạy ngược xuôi, gõ cửa từng nhà nhờ giúp đỡ”, ông Ba Oanh bộc bạch.


Băng Di (Xzone/TTTĐ)
www.baomoi.com


Về Đầu Trang Go down
https://timviet.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 3155
Đến từ : Rain City
Registration date : 10/06/2008

Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí    Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí  EmptyThu Feb 28, 2013 3:37 pm

Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí (kỳ cuối)


33 năm gắn bó với 'nghề', hơn 1.000 lần ông Ba Oanh tiễn biệt người chết về với tổ tiên, cũng hơn 1.000 lần trái tim ông nhói đau và ưu buồn trước phận đời lam lũ.

Nỗi niềm chuyện đời, chuyện “nghề”

Trong số các trường hợp người chết vô gia cư, cơ nhỡ được ông Ba Oanh ra tay hiệp nghĩa đó, người một thời danh tiếng cũng có, vô danh bần hàn cũng có. Thế nhưng, tất cả đều trở thành hư vô khi họ trở về với đất mẹ.

Đám tang nào ông Ba Oanh cũng chuẩn bị đầy đủ, có hòm, có nhang, có nhà sư niệm kinh, có cờ bay trong gió lộng, có đội nhạc hòa tấu biệt khúc tiễn đưa. Những phận người khốn khổ bần cùng ấy đều được ông cho đi trái tim yêu thương bao la của người đang sống.

Ông bùi ngùi chia sẻ: “Dù người chết có là kẻ nghiện ngập, bạc ác, bị gia đình ruồng bỏ, cũng làm tang ma cẩn thận, đúng thủ tục, để linh hồn họ đỡ tủi thân. Con người thiện ác cũng là do hoàn cảnh tạo ra, chứ đứa trẻ nào sinh ra vốn cũng thiện”. Điều an ủi lớn lao duy nhất với ông chính là niềm thương mến mà người thân của các vong linh dành cho ông.

Nhìn về xa xăm, ông bồi hồi nhớ lại hoàn cảnh thương tâm của một gia đình tha phương từ miền Trung vào miền Nam mưu sinh. Người chồng làm phụ hồ, người vợ rửa chén thuê. Tương lai tươi đẹp chưa kịp mở cửa đón chào mái ấm trẻ thì người chồng chẳng may bị đau não, đột ngột qua đời.

Chủ nhà trọ sợ xui xẻo nên không cho mang thi thể anh về nhà. Một thân một mình nơi đất khách, người vợ tìm đến ông, bám víu vào tình thương của một người xa lạ. Đội mai táng của ông đã đến thuyết phục nhiều lần, chủ nhà mới cho phép giăng bạt ngoài sân khâm liệm nhưng phải nhanh chóng đưa người xấu số về quê an táng.

Không chỉ lo chu toàn các thủ tục ma chay, ông cùng các anh em còn vượt quãng đường xa xôi để đưa thi thể người chồng ra tận Hà Tĩnh chôn cất. Hai năm sau, người vợ trẻ bồng theo đứa con tới nhà ông, quỳ lạy ông để tạ cái ơn nghĩa không gì có thể báo đáp được. Đó là “chuyến đò” buồn nhất trong cuộc đời gắn kết cùng nghiệp nhặt xác, mai táng của ông.

Một kỷ niệm khác cũng ghi khắc thật sâu trong cuộc đời “đưa đò” của ông Ba Oanh, đó là khi ông đang chạy xe ba gác trên đường thì bắt gặp một hài nhi nằm cô quạnh bên vệ đường. Ông bế xác bé lên, chạy thẳng tới trại hòm trình bày hoàn cành. Chủ hòm hảo tâm cho ông một chiếc hòm làm lễ mai táng cho bé. Ông khâm liệm rồi gửi bé vào chùa cầu cho vong hồn chóng siêu thoát.

Một buổi tối mùa hè trời mưa tầm tã, ông Ba Oanh vừa đặt lưng xuống giường nghỉ ngơi thì có người gọi điện báo tin một bệnh nhân AIDS ở phường bên cạnh qua đời. Không chút chần chừ, ông vội vàng ngồi dậy chuẩn bị nhang đèn, trang phục lên đường. Trông hình hài người chết biến dạng, ai cũng sợ không dám đến gần vì lo lây bệnh thế kỷ nhưng ông Ba Oanh thì ngược lại. Vừa đến nơi, ông liền lập tức bắt tay vào làm vệ sinh, thay quần áo, khâm liệm và tiến hành các nghi thức tiễn đưa vong linh người quá cố.

Khi được hỏi có sợ bị lây bệnh từ người chết không, ông Oanh thẳng thắn: "Sợ thì đâu có làm. Dù khi sống họ như thế nào đi nữa nhưng khi đã nằm xuống thì với tôi họ đều là thiên thần hết. Mỗi khi nhận được tin có ai đó qua đời là tôi ăn không ngon ngủ không yên, tôi mong được gặp họ cứ như đó là người thân của mình vậy".

Cũng có lần, ông tình cờ gặp một xác chết trôi sông, sau khi báo công an xử lý nhưng mãi không thấy thân nhân người chết đến nhận, ông liền xin cái xác đem về mai táng. Ông và đội của ông đã tổ chức cho người xấu số ấy một đám tang chu tất, cũng quan tài, cũng điếu văn, cũng đèn cầy và khói nhang nghi ngút. Không ít lần, chiếc ba gác của ông gồng gánh đưa những người xấu số chết vạ vật ngoài đường và lo cho họ một đám tang đúng nghĩa.


Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí  Sam_0712
Những hình ảnh đẹp này sẽ mãi lưu giữ trong lòng người Việt


Ông Ba Oanh còn kể: "Có lần tôi được nhờ đến lo tang ma cho một cậu thanh niên bị chết do nhiễm HIV vì chích ma túy. Hàng xóm xa lánh, người nhà lạnh nhạt với đứa con yểu mệnh. Đến giờ động quan, bất ngờ người mẹ cầm roi lao đến đánh tới tấp vào quan tài rồi gào lên: 'Mày là thằng con bất hiếu!'. Hoảng quá, tôi phải van xin bà cụ: 'Chúng con không máu mủ mà còn đến đây để đưa tiễn cháu, cụ là mẹ, mong cụ bỏ qua những lầm lỗi cho cháu...”.

33 năm trôi qua, ông không nhớ rõ đã bao nhiêu lần mình phải van nài như thế... Không biết sẽ còn bao nhiêu số phận bần hàn nữa phải nhờ ông, c hính ông cũng không thể biết, nhưng ông nói rằng chừng nào trời còn cho ông sống, ông còn làm “người đưa đò” ở bến biệt ly.


Băng Di (Xzone/TTTĐ)
www.baomoi.com


Về Đầu Trang Go down
https://timviet.forumvi.com
Sponsored content





Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí    Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí  Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Chuyện về người chuyên mai táng miễn phí
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TU LÀ CHUYỂN NGHIỆP - TU CÓ CHUYỂN ĐƯỢC NHÂN QUẢ KHÔNG?
» Chuyện lạ ở quận 12, TP.HCM
» MỘT CHUYỆN Ở LÒ RÈN
» Câu chuyện người lính
» Câu chuyện buồn phía sau những hoàn cảnh éo le ở các bệnh viện

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIM VIỆT FORUM :: Ngôn Ngữ và Văn Hoá (Languages and Culture) :: Ngôn Ngữ, Đất Nước,Con Người Việt Nam / Vietnam, and the Vietnameses-
Chuyển đến