TIM VIỆT FORUM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Những Vùng Tối
Độc đáo lễ cưới của 13 đôi uyên ương theo nghi thức nhà Phật EmptyFri Sep 20, 2019 3:02 am by Tuyet Bang

» Vì sao đại bàng đầu trắng là loài vật biểu trưng của Mỹ?
Độc đáo lễ cưới của 13 đôi uyên ương theo nghi thức nhà Phật EmptyTue Sep 25, 2018 11:57 am by Admin

» Hoa Bỉ Ngạn
Độc đáo lễ cưới của 13 đôi uyên ương theo nghi thức nhà Phật EmptyTue Sep 25, 2018 11:53 am by Admin

» “Bỏ túi” 8 cách phân biệt mật ong cực đơn giản
Độc đáo lễ cưới của 13 đôi uyên ương theo nghi thức nhà Phật EmptyTue Sep 25, 2018 11:48 am by Admin

» Bò Kho
Độc đáo lễ cưới của 13 đôi uyên ương theo nghi thức nhà Phật EmptyMon Sep 24, 2018 3:43 pm by Admin

» NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT
Độc đáo lễ cưới của 13 đôi uyên ương theo nghi thức nhà Phật EmptySun Sep 23, 2018 12:19 am by Admin

» BÀI PHÁP VỀ BỐN LOẠI NGỰA
Độc đáo lễ cưới của 13 đôi uyên ương theo nghi thức nhà Phật EmptySun Sep 23, 2018 12:18 am by Admin

» KHÉO GIỮ SÁU CĂN
Độc đáo lễ cưới của 13 đôi uyên ương theo nghi thức nhà Phật EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» NGUỒN GỐC CỦA ĐAU KHỔ
Độc đáo lễ cưới của 13 đôi uyên ương theo nghi thức nhà Phật EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» TÌNH VÀ NGHĨA TRONG CUỘC SỐNG VỢ CHỒNG
Độc đáo lễ cưới của 13 đôi uyên ương theo nghi thức nhà Phật EmptySun Sep 23, 2018 12:02 am by Admin

» CUỘC SỐNG KHÔNG CẦN OÁN TRÁCH, TẤT CẢ ĐỀU CÓ AN BÀI
Độc đáo lễ cưới của 13 đôi uyên ương theo nghi thức nhà Phật EmptySat Sep 22, 2018 11:57 pm by Admin

» Lỡ Phá Thai Hãy Gấp Tụng Kinh Địa Tạng 49 Lần Để Giúp Trẻ Sớm Siêu Thoát
Độc đáo lễ cưới của 13 đôi uyên ương theo nghi thức nhà Phật EmptySat Sep 22, 2018 11:55 pm by Admin

» NHÂN CHẲNG SINH DIỆT, QUẢ CHẲNG SINH DIỆT
Độc đáo lễ cưới của 13 đôi uyên ương theo nghi thức nhà Phật EmptySat Sep 22, 2018 11:54 pm by Admin

» TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC?
Độc đáo lễ cưới của 13 đôi uyên ương theo nghi thức nhà Phật EmptySat Sep 22, 2018 11:53 pm by Admin

» TRONG SINH DIỆT, RÕ CHẲNG SINH DIỆT
Độc đáo lễ cưới của 13 đôi uyên ương theo nghi thức nhà Phật EmptySat Sep 22, 2018 11:52 pm by Admin

» HIẾU HẠNH
Độc đáo lễ cưới của 13 đôi uyên ương theo nghi thức nhà Phật EmptySat Sep 22, 2018 11:51 pm by Admin

» Vạn vật vì duyên hòa hợp mà sinh, cũng vì duyên mà diệt
Độc đáo lễ cưới của 13 đôi uyên ương theo nghi thức nhà Phật EmptySat Sep 22, 2018 11:50 pm by Admin


 

 Độc đáo lễ cưới của 13 đôi uyên ương theo nghi thức nhà Phật

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 3155
Đến từ : Rain City
Registration date : 10/06/2008

Độc đáo lễ cưới của 13 đôi uyên ương theo nghi thức nhà Phật Empty
Bài gửiTiêu đề: Độc đáo lễ cưới của 13 đôi uyên ương theo nghi thức nhà Phật   Độc đáo lễ cưới của 13 đôi uyên ương theo nghi thức nhà Phật EmptyFri Nov 29, 2013 3:24 pm


http://www.baomoi.com/Doc-dao-le-cuoi-cua-13-doi-uyen-uong-theo-nghi-thuc-nha-Phat/54/11906753.epi

Không chọn tổ chức đám cưới tại nhà hàng, khách sạn sang trọng, 13 cặp uyên ương Hà Nội đã tìm đến cửa Phật để làm đám cưới.
Sáng 10/9 (ngày 6/8 âm lịch), Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc (Long Biên, Hà Nội) đã tổ chức đám cưới theo nghi thức Phật giáo cho 13 đôi uyên ương. Dưới chân Tam Bảo, trong sự chứng kiến của các sư thầy, cha mẹ, họ hàng đôi bên và những Phật tử tại Thiền viện, lễ Hằng Thuận của các cô dâu chú rể đã diễn ra trang nghiêm và đầm ấm.






Từ sớm, các đôi tân duyên đã cùng gia đình đến Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc chuẩn bị làm lễ cưới.



Cũng như lễ “ bông hồng cài áo ”, nghi lễ đặc biệt này chỉ có trong các nghi thức Phật giáo ở Việt Nam. Người khởi xướng ra nghi lễ Hằng Thuận là Ông Đồ Nam Tử Nguyễn Trọng Thuật (1883 - 1940). Ông vốn là một nhà Nho, sau đó bén duyên với Phật pháp và trở thành một trong những người tích cực cổ vũ phong trào chấn hưng Phật giáo. Tổ chức kết hôn tại nhà chùa là một trong những ý tưởng của ông trong việc đưa đạo Phật dấn thân và hòa hợp vào quần chúng. Năm 1930, đám cưới theo nghi lễ Phật giáo lần đầu tiên được cử hành tại chùa Từ Đàm - Huế và đến năm 1971, Hòa Thượng Thiện Hoa đã đặt tên cho nghi lễ này là “Hằng Thuận”.




Đại đức Thích Tâm Thuần (phải) cùng các sư thầy dặn dò các cặp đôi trước khi vào lễ đường.





Các cô dâu, chú rể cung thỉnh chư thầy lên chính điện.



Với ý nghĩa chúc đôi tân duyên luôn luôn (hằng) hòa thuận, đồng thuận hướng về những điều cao thượng, tốt đẹp trong đời sống (thuận), đám cưới theo nghi lễ Phật giáo hướng những người tham dự đến ý thức về tầm quan trọng của hôn nhân trên nền tảng đạo đức, tâm linh để xây dựng đời sống hôn nhân thật sự an lạc, hạnh phúc. Lễ Hằng Thuận dạy đôi vợ chồng mới cưới phải hết lòng yêu thương, chung thủy, tôn trọng, quý kính lẫn nhau, luôn luôn hòa thuận, cùng hướng đến những điều thánh thiện và cao thượng trong cuộc sống.






Đám cưới nơi của Phật của các đôi tân duyên cũng được đón chào…





...bằng những cánh hoa thơm ngát…





...và cả văn nghệ chào mừng.





Cô dâu trẻ chỉnh đốn trang phục cho chú rể.




Không giống các lễ cưới được tổ chức ngoài đời, lễ cưới theo nghi thức Phật giáo sẽ được chủ trì bởi một vị Hòa thượng. Trong lễ Hằng Thuận của 13 cặp đôi, Đại đức Thích Tâm Thuần, trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc đã thuyết giảng về ý nghĩa của hôn nhân, của các mối quan hệ vợ - chồng, con dâu – gia đình chồng, con rể - gia đình vợ, bổn phận của vợ chồng với nhau cũng như trách nhiệm làm cho hai họ càng ngày càng quý kính, cảm thông với nhau với mục đích cao cả nhất là xây dựng cuộc sống hướng thượng, thăng hoa và có ý nghĩa. Đại đức cũng nhắc nhở, theo giáo lý nhà Phật, hai nguyên tắc cơ bản để có hạnh phúc hôn nhân cũng như an lạc trong cõi sống, đó là nhẫn chịu và phát huy đạo đức.






Chỉ khác là họ được nghe thuyết giảng về lời Phật dạy trong đạo vợ chồng.





Cô dâu Vân Hương (pháp danh Như Vân) không giấu được xúc động.





Cô dâu Thu Hằng cũng rơi lệ khi nghe thầy giảng.





Những bậc phụ huynh và quan khách cũng bồi hồi.





Đại diện phụ huynh lên lễ đài nhắn gửi đôi lời với những đôi uyên ương sắp bước vào cuộc sống hôn nhân.



Khoảnh khắc trao nhẫn thiêng liêng và thật xúc động. 13 cặp đôi được 13 sư thầy trao nhẫn cùng lời giảng về ý nghĩa của đôi nhẫn cưới. Đôi nhẫn làm bằng vàng tượng trưng cho sự trong sạch không nhiễm ố, không thay chất đổi màu với thời gian, vòng tròn tượng trưng cho sự tròn đầy trong ứng xử gia đình, biểu trưng cho tinh thần nhường nhịn, yêu thương, tương kính lẫn nhau. Chữ “nhẫn” cũng được chư thầy lý giải là tên của một hạnh (đạo đức, đức tính tốt đẹp) quan trọng của người Phật tử, là gốc của muôn hạnh lành. Thầy trao nhẫn cho đôi trẻ và dặn dò, hãy luôn sống cùng hạnh nhẫn để dẫn dắt đời sống lứa đôi trong tinh thần hòa kính, nhẫn nhịn lẫn nhau.







Trước lễ trao nhẫn, các tân lang tân nương được thầy rảy nước thanh lương bằng đóa hồng vàng, ngụ ý nhắc họ luôn hướng tâm vào triết lý, đạo đức của Phật.





Những đôi nhẫn dặn các cặp vợ chồng luôn nhẫn chịu, nhường nhịn nhau.





Sư thầy trao nhẫn và chúc phúc cho cô dâu chú rể.





Cặp nhẫn tình yêu sẽ gắn kết họ trọn đời.





Khi được trao nhẫn, các cô dâu, chú rể đồng thanh khấn nguyện mãi yêu thương bạn đời.





Sư thầy tặng quà chúc phúc cho hôn nhân của họ an lành, tốt đẹp.



Khi được trao nhẫn, các cô dâu, chú rể phải đồng thanh hứa trước Tam Bảo: “Em/anh xin hứa nguyện luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu, luôn luôn thông cảm, luôn luôn yêu thương anh/em đến trọn đời”. Lời phát nguyện ấy được cất lên trước ban thờ Phật, trước các sư thầy, họ hàng đôi bên và những người dự lễ, được tin rằng sẽ có sức mạnh nâng đỡ cho đôi bạn vượt qua những trắc trở trong đời sống sau hôn nhân.






Lời khấn nguyện trước Tam Bảo…





…sẽ khắc sâu vào tâm khảm…





…nhắc họ níu nhau lại trong những giông bão cuộc đời, mãi yêu thương, trân quý nhau.





Các cặp đôi đồng thanh khấn nguyện.





Lễ Hằng Thuận trang nghiêm không chỉ là niềm vui của các cặp vợ chồng…





…mà còn được sẻ chia bởi những Phật tử tại Thiền viện…





…cũng như các bậc phụ huynh.




Sau khi buổi lễ tại chính điện kết thúc, các sư thầy cùng 13 cặp đôi làm lễ thả chim bồ câu cầu an lành, hạnh phúc cho các đôi tân duyên và toàn thể chúng sinh. Sau đó, tất cả được mời dùng tiệc chay ngay tại khuôn viên Thiền viện.






Chim bồ câu mang theo ước nguyện hòa bình, an lạc và những lời chúc phúc.



Xuân Thanh – Minh Hương – một trong 13 cặp tân duyên tổ chức đám cưới tại Thiền viện chia sẻ, họ tin rằng, trao lời thề dưới chân Tam Bảo, được các sư thầy làm lễ, họ sẽ gặp duyên may và nguyện xây dựng cuộc sống gia đình hòa thuận, chung thủy, có trách nhiệm, mục đích sống và luôn hướng theo đạo đức của Phật. Lễ Hằng Thuận, có thể nói là cầu nối giữa đạo và đời, giữa hạnh nguyện giải thoát và ước nguyện xây dựng một xã hội tốt đẹp, là sự hòa quyện nhuần nhuyễn giữa văn hóa truyền thống, đạo đức dân tộc và văn hóa tâm linh của Phật giáo.


Về Đầu Trang Go down
https://timviet.forumvi.com
 
Độc đáo lễ cưới của 13 đôi uyên ương theo nghi thức nhà Phật
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bảy đức hạnh của người tu theo Phật giáo
» ĐƯỜNG LỐI TU THEO ĐẠO PHẬT
» Nấu cơm tấm theo cách này thì khỏi đi ăn tiệm nữa!
» Những “quy tắc ngầm” cần phải làm theo để sống hạnh phúc
» Những thức ăn vị thuốc theo Tây Y - BS. Nguyễn Lân Đính

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIM VIỆT FORUM :: Ngôn Ngữ và Văn Hoá (Languages and Culture) :: Ngôn Ngữ, Đất Nước,Con Người Việt Nam / Vietnam, and the Vietnameses-
Chuyển đến