TIM VIỆT FORUM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Những Vùng Tối
NGHIỆP Ý EmptyFri Sep 20, 2019 3:02 am by Tuyet Bang

» Vì sao đại bàng đầu trắng là loài vật biểu trưng của Mỹ?
NGHIỆP Ý EmptyTue Sep 25, 2018 11:57 am by Admin

» Hoa Bỉ Ngạn
NGHIỆP Ý EmptyTue Sep 25, 2018 11:53 am by Admin

» “Bỏ túi” 8 cách phân biệt mật ong cực đơn giản
NGHIỆP Ý EmptyTue Sep 25, 2018 11:48 am by Admin

» Bò Kho
NGHIỆP Ý EmptyMon Sep 24, 2018 3:43 pm by Admin

» NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT
NGHIỆP Ý EmptySun Sep 23, 2018 12:19 am by Admin

» BÀI PHÁP VỀ BỐN LOẠI NGỰA
NGHIỆP Ý EmptySun Sep 23, 2018 12:18 am by Admin

» KHÉO GIỮ SÁU CĂN
NGHIỆP Ý EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» NGUỒN GỐC CỦA ĐAU KHỔ
NGHIỆP Ý EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» TÌNH VÀ NGHĨA TRONG CUỘC SỐNG VỢ CHỒNG
NGHIỆP Ý EmptySun Sep 23, 2018 12:02 am by Admin

» CUỘC SỐNG KHÔNG CẦN OÁN TRÁCH, TẤT CẢ ĐỀU CÓ AN BÀI
NGHIỆP Ý EmptySat Sep 22, 2018 11:57 pm by Admin

» Lỡ Phá Thai Hãy Gấp Tụng Kinh Địa Tạng 49 Lần Để Giúp Trẻ Sớm Siêu Thoát
NGHIỆP Ý EmptySat Sep 22, 2018 11:55 pm by Admin

» NHÂN CHẲNG SINH DIỆT, QUẢ CHẲNG SINH DIỆT
NGHIỆP Ý EmptySat Sep 22, 2018 11:54 pm by Admin

» TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC?
NGHIỆP Ý EmptySat Sep 22, 2018 11:53 pm by Admin

» TRONG SINH DIỆT, RÕ CHẲNG SINH DIỆT
NGHIỆP Ý EmptySat Sep 22, 2018 11:52 pm by Admin

» HIẾU HẠNH
NGHIỆP Ý EmptySat Sep 22, 2018 11:51 pm by Admin

» Vạn vật vì duyên hòa hợp mà sinh, cũng vì duyên mà diệt
NGHIỆP Ý EmptySat Sep 22, 2018 11:50 pm by Admin


 

 NGHIỆP Ý

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 3155
Đến từ : Rain City
Registration date : 10/06/2008

NGHIỆP Ý Empty
Bài gửiTiêu đề: NGHIỆP Ý   NGHIỆP Ý EmptyWed Mar 07, 2018 1:46 pm

NGHIỆP Ý
(Sư Ông Trúc Lâm)

Như tất cả chúng ta đã biết, sở dĩ luân hồi sanh tử là tại nghiệp. Do nghiệp nên chúng ta bị dẫn đi trong lục đạo, nghiệp là động cơ đã lôi chúng sanh vào vòng luân hồi. Nhưng nghiệp đó phát xuất từ đâu, cái gì tạo thành nghiệp? Chắc không ai nghi ngờ, nghiệp gồm có thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Như vậy ai dẫn chúng ta đi trong luân hồi? Chính chúng ta chủ động trong việc luân hồi do thân, khẩu, ý của mình. Do thân khẩu ý tạo nghiệp, nghiệp chi phối lại chúng ta, lôi chúng ta đi trong vòng luân hồi. Như vậy chúng ta là người tạo nghiệp, chúng ta lại bị nghiệp dẫn đi. Nhưng trong ba nghiệp thân miệng và ý, cái nào là chủ? Ai cũng biết ý là chủ, vì ý nghĩ thiện thì miệng mới nói điều lành, thân mới làm điều lành, ý nghĩ ác thì miệng nói lời ác, thân làm việc ác. Thế thì ý là chủ động của nghiệp. Đó là chúng ta từ ngọn phăng đến gốc. Ngọn là nghiệp dẫn đi trong luân hồi, nghiệp là do thân miệng ý tạo nên. Trong thân miệng ý, ý là chủ, ý là động cơ thúc đẩy thân và miệng tạo lành hay tạo dữ. Nếu chúng ta tu ba nghiệp, chắc ai cũng biết nghiệp ý là tối quan trọng.

Do đó khi chúng ta tụng kinh, muốn đầy đủ công đức thì phải làm sao? Tức ý phải định, phải chú tâm, phải lặng vọng tưởng thì lời kinh mới đầy đủ công đức. Chúng ta muốn trì chú cho được linh thiêng thì phải làm sao? Miệng tụng chú mà tâm nghĩ việc đông tây được không? Dĩ nhiên muốn trì chú cho có hiệu quả thì khi miệng tụng chú, tâm cũng phải trụ lại, như vậy chú mới có hiệu nghiệm. Chúng ta niệm Phật lần chuỗi, miệng niệm mà ý cứ chạy nơi này nơi kia có được không? Niệm Phật như vậy có được vãng sanh không? - Cũng không được. Khi niệm Phật thì miệng niệm tâm phải nhiếp, tức là nhiếp tâm theo câu niệm Phật. Như vậy mới gọi là niệm Phật được nhất niệm, hoặc là nhất tâm.

Chúng ta thấy rõ rằng tụng kinh, trì chú, niệm Phật là những hành động của khẩu nghiệp lành. Nhưng muốn khẩu nghiệp được viên mãn công đức lành thì phải định tâm. Khi tụng kinh chúng ta phải đứng hoặc ngồi rất là nghiêm chỉnh, đó là thân nghiệp; khi tịnh tọa niệm Phật cũng vậy, miệng niệm tay lần chuỗi cũng là thân nghiệp. Thân nghiệp và khẩu nghiệp đều gom lại cùng làm một việc thiện, nhưng thành công hay không là gốc ở cái gì? Gốc ở tâm có nhiếp, có định hay không. Chủ yếu trong các môn tu là để nhiếp tâm an định.

Nói về tu thiền, tu thiền để làm gì? Chúng ta thường nghe nói danh từ Thiền định, tức là một phương pháp để cho tâm mình an định. Tâm an định tức là nhiếp tâm chớ gì? Thế thì ba bốn pháp tu chúng tôi vừa nêu ra đó, chỗ trọng tâm có khác nhau không? Nhưng chúng ta niệm Phật, trì chú, tụng kinh, có khi nào ngồi tụng một thời kinh một tiếng đồng hồ mà nhiếp được tâm không chạy đi đâu hay không? Hay chúng ta vừa tụng kinh vừa đi chợ Sài Gòn? Như chúng ta tay gõ mõ, miệng tụng kinh, thân đứng ngay ngắn mà ý chạy đầu trên xóm dưới, thăm người này viếng người kia. Thế là chúng ta chỉ dứt được hai thứ thân và miệng, mà chưa dứt được ý. Trì chú, niệm Phật cũng vậy, tay thì lần chuỗi, miệng niệm Phật, thân ngồi một chỗ mà ý có ở đó hay không? Ý nhớ chuyện hôm qua, hôm kia, rồi tính việc ngày mai, ngày mốt. Như thế chúng ta chỉ nhiếp được thân và miệng, còn ý nhiếp không được. Cho đến người ngồi thiền, ngồi kiết-già rất là trang nghiêm ngay thẳng mắt nhìn xuống nghiêm chỉnh, nhưng ý có trang nghiêm như vậy không? Tuy thân ngồi đó mà ý cứ chạy ngược chạy xuôi không chịu dừng. Do đó chúng ta thấy nhiếp thân nhiếp miệng dễ, mà nhiếp tâm thật là cay đắng, không phải dễ. Chính cái cay đắng đó mới thấy giá trị của người tu. Nếu chúng ta không nhiếp được tâm, chỉ nhiếp được thân và miệng thôi, có phước chỉ có phước ngoài da. Vì trong tâm mình chưa yên làm sao có phước tột ở trong được. Vì vậy muốn phước đức được viên mãn, cốt phải nhiếp tâm.

Trích " Sách Thiền Tông Việt Nam Cuối Thế Kỷ XX"
Về Đầu Trang Go down
https://timviet.forumvi.com
 
NGHIỆP Ý
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TÍCH LŨY NGHIỆP VÀ CẬN TỬ NGHIỆP - Thiền Sư Thích Thanh Từ
» THỪA KẾ NGHIỆP
» BIỆT NGHIỆP
» LỜI PHẬT DẠY VỀ KHẨU NGHIỆP
» TỊNH TU BA NGHIỆP

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIM VIỆT FORUM :: Trau Dồi Văn Chương/Literature :: Thư Viện Truyện - Tim Viet Library :: Kinh Sách của Các Tôn Giáo-
Chuyển đến