TIM VIỆT FORUM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Những Vùng Tối
ĐỒNG NGHIỆP VỌNG KIẾN EmptyFri Sep 20, 2019 3:02 am by Tuyet Bang

» Vì sao đại bàng đầu trắng là loài vật biểu trưng của Mỹ?
ĐỒNG NGHIỆP VỌNG KIẾN EmptyTue Sep 25, 2018 11:57 am by Admin

» Hoa Bỉ Ngạn
ĐỒNG NGHIỆP VỌNG KIẾN EmptyTue Sep 25, 2018 11:53 am by Admin

» “Bỏ túi” 8 cách phân biệt mật ong cực đơn giản
ĐỒNG NGHIỆP VỌNG KIẾN EmptyTue Sep 25, 2018 11:48 am by Admin

» Bò Kho
ĐỒNG NGHIỆP VỌNG KIẾN EmptyMon Sep 24, 2018 3:43 pm by Admin

» NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT
ĐỒNG NGHIỆP VỌNG KIẾN EmptySun Sep 23, 2018 12:19 am by Admin

» BÀI PHÁP VỀ BỐN LOẠI NGỰA
ĐỒNG NGHIỆP VỌNG KIẾN EmptySun Sep 23, 2018 12:18 am by Admin

» KHÉO GIỮ SÁU CĂN
ĐỒNG NGHIỆP VỌNG KIẾN EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» NGUỒN GỐC CỦA ĐAU KHỔ
ĐỒNG NGHIỆP VỌNG KIẾN EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» TÌNH VÀ NGHĨA TRONG CUỘC SỐNG VỢ CHỒNG
ĐỒNG NGHIỆP VỌNG KIẾN EmptySun Sep 23, 2018 12:02 am by Admin

» CUỘC SỐNG KHÔNG CẦN OÁN TRÁCH, TẤT CẢ ĐỀU CÓ AN BÀI
ĐỒNG NGHIỆP VỌNG KIẾN EmptySat Sep 22, 2018 11:57 pm by Admin

» Lỡ Phá Thai Hãy Gấp Tụng Kinh Địa Tạng 49 Lần Để Giúp Trẻ Sớm Siêu Thoát
ĐỒNG NGHIỆP VỌNG KIẾN EmptySat Sep 22, 2018 11:55 pm by Admin

» NHÂN CHẲNG SINH DIỆT, QUẢ CHẲNG SINH DIỆT
ĐỒNG NGHIỆP VỌNG KIẾN EmptySat Sep 22, 2018 11:54 pm by Admin

» TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC?
ĐỒNG NGHIỆP VỌNG KIẾN EmptySat Sep 22, 2018 11:53 pm by Admin

» TRONG SINH DIỆT, RÕ CHẲNG SINH DIỆT
ĐỒNG NGHIỆP VỌNG KIẾN EmptySat Sep 22, 2018 11:52 pm by Admin

» HIẾU HẠNH
ĐỒNG NGHIỆP VỌNG KIẾN EmptySat Sep 22, 2018 11:51 pm by Admin

» Vạn vật vì duyên hòa hợp mà sinh, cũng vì duyên mà diệt
ĐỒNG NGHIỆP VỌNG KIẾN EmptySat Sep 22, 2018 11:50 pm by Admin


 

 ĐỒNG NGHIỆP VỌNG KIẾN

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 3155
Đến từ : Rain City
Registration date : 10/06/2008

ĐỒNG NGHIỆP VỌNG KIẾN Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐỒNG NGHIỆP VỌNG KIẾN   ĐỒNG NGHIỆP VỌNG KIẾN EmptyWed Mar 07, 2018 1:51 pm

ĐỒNG NGHIỆP VỌNG KIẾN
(Sư Ông Trúc Lâm)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Phật có dạy : Người có nghiệp chung mới sanh ra ở chung một nước, nói cùng một ngôn ngữ, sống cùng một tập quán... Nếu có cùng nghiệp xấu thì cùng thấy những điềm bất thường như sao chổi, sao phướn... Chỉ có dân nước đó trông thấy mà dân nước khác không thấy. Cũng giống như những người cùng nhặm mắt, cùng thấy chung quanh ngọn đèn đang cháy có một cái vòng xanh hay đỏ, còn những người không nhặm mắt thì không thấy. Vậy, người có cùng nghiệp thì cùng cảm nhận hiện tượng giống như nhau. Có nhiều người thắc mắc tại sao anh chị em cùng cha mẹ sanh ra trong một gia đình, kẻ vầy người khác, ý tứ không hợp nhau, rầy rà gây cãi hoài ? Hoặc vợ chồng chấp nhận sống chung trong một gia đình, mà kẻ ý này người ý kia, bất hòa hờn giận nhau hoài là tại sao ? Nếu không có duyên nghiệp với nhau tại sao gặp nhau, sống chung với nhau để khổ ? Chúng ta đã biết khi gặp nhau là đã có nghiệp đồng phần rồi, tức là đã có cộng nghiệp nên cùng ở chung với nhau. Tuy ở chung nhau, mà mỗi người cũng có cái nghiệp riêng nên không ai giống ai. Nếu có giống chăng chỉ giống năm sáu mươi phần trăm là tối đa, không bao giờ có hai người giống nhau từ hình dáng đến tánh tình. Phần giống nhau thì gọi là đồng nghiệp, vì đồng nghiệp nên mới cùng nhau sanh trong gia đình, trong một đất nước. và, vì mỗi người có cái nghiệp riêng nên có người thì giàu sang sung sướng, an vui hạnh phúc, lại có người bần cùng khốn khổ. Hoặc anh em cùng cha mẹ sanh ra, học chung một trường mà có người học giỏi có người học dở. Đó là trong cái đồng nghiệp vẫn có cái biệt nghiệp; mà dù là đồng nghiệp hay biệt nghiệp, đức Phật đều gọi là vọng kiến. Vọng kiến là cái thấy hư dối không thật.

Tại sao gọi nghiệp là vọng kiến ? Ví dụ có người nói lời xúc não làm cho mình nổi giận. Khi nổi giận thì miệng nói lời hung ác mắng chửi, tay thì đánh đập người ta. Khi đánh đập chửi mắng người thì bị pháp luật trừng trị, cái khổ của tội phạm pháp này ít nhứt cũng một tháng tù. Và nếu mình là người có sức mạnh có võ nghệ, đánh người chết tại chỗ, thì tù tội khổ sở ít nhứt cũng 10, 15 năm. Vậy, miệng nói bậy thân làm bậy đó là nghiệp ác, và nghiệp ác đó từ ý nổi sân mà ra. Ý sân chỉ nổi lên khoảng 5, 10 phút mà hậu quả không lường được. Nghiệp ác của miệng và thân có ra là do ý ác chủ động, ý ác tức là niệm sân, chúng ta nhìn xem tướng trạng của nó ra sao ? Khi nhìn nó thì nó mất tiêu, không thấy hình dáng tướng mạo nó đâu cả, mà không kình dáng không tướng mạo thì không thật. Như vậy, chính cái chủ động tạo nghiệp (ý sân) là không thật. Cái không thật mà vì chúng ta mê, chạy theo nó để tạo nghiệp thọ khổ thì thành có thật. Nên ngài Khuê Phong nói : “Thể không mà thành sự”. Bản chất của cơn giận vốn là không, bất giác theo nó tạo nghiệp nên trở thành sự. Đó là nghiệp ác.

Nghiệp lành cũng vậy, giả sử chúng ta đi đường gặp người bịnh tật đang nằm rên rỉ bên đường, chúng ta khởi lòng thương đem họ vô lề đường, kêu xe chở tớ bịnh viện để chữa trị. Vậy, lòng thương hình dáng tướng mạo như thế nào ? Có thật không ? - Không. Nhưng khi theo nó thì tạo nghiệp lành, thân miệng ý nói làm lợi ích cho người. Cái gốc tạo nghiệp ác hay nghiệp lành không có thật thể, nhưng khi mê theo nó tạo tác thì sẽ thành nghiệp hoặc lành hay dữ. Phật dạy nghiệp là cái không thật, tuy không thật, nếu mê đã làm thì sẽ thọ quả, chớ không tránh khỏi. Trốn tránh người thế gian thì được, mà nghiệp thì không thể trốn được. Vì khi tạo nghiệp thì mắt thấy tai nghe thân cảm thọ, chủng tử nghiệp đã chứa vào tạng thức rồi, hội đủ duyên thì kết quả tụ.

Về ý nghĩa đồng nghiệp, trong kinh có ghi : Một hôm Phật ở trong hương thất trên núi Linh Thứu, gần đó có nhiều đoàn Tỳ-kheo đi thiền hành. Đoàn thứ nhứt gồm một số Tỳ-kheo đi theo Tôn giả Xá-lợi-phất. Đoàn thứ hai người dẫn đầu là Tôn giả Mục-kiền-liên. Đoàn thứ ba các Tỳ-kheo đi sau Tôn giả Ma-ha-ca-diếp. Đoàn thứ tư gồm những Tỳ-kheo đi theo sau Tôn giả A-na-luật. Đoàn thứ năm là một số Tỳ-kheo đi theo Tôn giả Phú-lâu-na. Đoàn thứ sáu là những Tỳ-kheo đi theo sự hướng dẫn của Tôn giả Ưu-ba-ly. Đoàn thứ bảy là những Tỳ-kheo đi theo sau Đề-bà-đạt-đa. Khi đó Phật mới nói với các Tỳ-kheo đang ở bên cạnh :

- Những Tỳ-kheo cùng đi theo Xá-lợi-phất là những Tỳ-kheo có trí tuệ lớn. Những Tỳ-kheo cùng đi với Mục-kiền-liên là những Tỳ-kheo có đại thần thông. Những Tỳ-kheo đi theo Ma-ha-ca-diếp là những Tỳ-kheo ưa tu hạnh đầu đà... Còn những Tỳ-kheo mà đi theo Đề-bà-đạt-đa là những Tỳ-kheo có tâm ác dục.

Và Phật kết luận rằng : Ai cùng đi theo người nào là đã có cái nghiệp chung với người đó. Những Tỳ-kheo đi theo Tôn giả Xá-lợi-phất là có cái nghiệp chung với Ngài về trí tuệ. Những Tỳ-kheo đi theo Tôn giả Mục-kiền-liên là có nghiệp chung với Ngài về thần thông. Cho tới các Tỳ-kheo đi theo Đề-bà-đạt-đa cùng có nghiệp chung về ác dục. Cái nghiệp chung đó có từ quá khứ, hiện tại, vị lai cứ theo nhau không rời. Đó là cộng nghiệp của những Tỳ-kheo thời xưa, được Phật dạy trong kinh. Còn cộng nghiệp trong thời hiện tại, chúng ta thấy rất thực tế và cụ thể. Người thích rượu chè say sưa thì cùng ăn chơi thân cận với người uống rượu. Người ưa cờ bạc thì giao du với người cờ bạc. Người chuyên cần học hành nghiên cứu thì tới lui thân thiện với người nghiên cứu học hành. Người thích đi chùa tụng kinh niệm Phật thì kết bạn với người đi chùa tụng kinh niệm Phật. Như vậy, người này thích người kia là họ có chung nghiệp (đồng nghiệp) nên mới hợp nhau. để thấy trong cuộc sống này, mọi người cùng có nghiệp chung, nên mới trở thành chồng vợ, cha con, anh em, bè bạn. Và vì ai cũng có nghiệp riêng nên dáng mạo, tánh tình, năng khiếu, trí tuệ sai khác, không ai giống ai. Vậy, nghiệp chi phối cả đời sống chúng ta, nếu huân sâu nghiệp nào thì nghiệp đó có sức mạnh, có hấp lực thu hút chúng ta đến môi trường của nghiệp đó. Vì vậy, người Phật tử biết tu hành thì thân khẩu ý luôn luôn phải thiện, mới chiêu cảm được biệt nghiệp tốt và đồng nghiệp thiện.

Nếu còn tu trong vòng tương đối, thì phải biết tránh nghiệp ác, tạo nghiệp lành để thọ thân tốt, tức là được biệt nghiệp tốt và sanh trong cõi thiện, có đồng nghiệp thiện. Tiến thêm một bước nữa, nếu biết nghiệp là không thật, do ý sinh ra, mà ý cũng không thật có, nó là niệm phân biệt chợt hiện chợt mất, nên không theo là dừng được nghiệp ý. Nghe nói trái tai vừa nổi bực tức muốn đánh chửi người, liền nhìn lại xem coi cái bực tức hình tướng thế nào, phát xuất từ đâu ? Tìm lại thì không thấy hình tướng của bực tức, mà nguồn gốc khởi bực tức cũng không có nữa. Thấy của người, lòng tham vừa móng khởi muốn lên lấy, liền nhìn lại coi tướng trạng của tham lam như thế nào; phát xuất từ đâu? Khi nhìn kỹ lại thì không thấy hình dáng của tham lam và nơi chốn phát xuất ra tham lam cũng không có nữa. Như vậy, nghiệp phát xuất từ ý, rồi ra miệng, ra thân, mà ý là gốc phát ra nghiệp đã không thật, thì nghiệp miệng nghiệp thân làm gì có thật ? Sở dĩ thấy nghiệp thật là do mê. Những chỗ khác dạy khi đối duyên xúc cảnh, nếu có khởi tham lam sân giận, cứ lo niệm Phật nhớ Phật thì tham lam sân giận sẽ lắng xuống. Đó cũng là cái thuật đối trị bịnh tham bịnh sân. Ở đây thì chúng tôi chủ trương dùng trí nhìn lại những cái xấu như tham, sân, kiêu mạn... hình dáng tướng trạng ra sao, xuất phát từ đâu ? Khi nhìn lại nếu nó tan biến là nó không thật, và khi thấy rõ nó không thật thì nó không có sức mạnh khiến mình nói, làm theo nghiệp ác. Và cứ mỗi lần đối duyên xúc cảnh, nếu có tham sân... dấy khởi, liền nhìn lại xem tường tận thấu đáo, thấy nó không thật thì nó không chi phối khiến mình nói làm sai quấy. Khi tâm chúng ta thanh tịnh là đã cắt đứt được dòng tạo nghiệp là vọng tưởng là ý nghiệp không còn luân hồi sanh tử, được giải thoát.

Trích "BIỆT NGHIỆP VÀ ĐỒNG NGHIỆP"
HT. Thiền Sư Thích Thanh Từ
Về Đầu Trang Go down
https://timviet.forumvi.com
 
ĐỒNG NGHIỆP VỌNG KIẾN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TÍCH LŨY NGHIỆP VÀ CẬN TỬ NGHIỆP - Thiền Sư Thích Thanh Từ
» NGHIỆP Ý
» NÓI DỐI – NGHIỆP ÁC TỰ TẠO
» RỬA NGHIỆP
» LỜI PHẬT DẠY VỀ KHẨU NGHIỆP

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIM VIỆT FORUM :: Trau Dồi Văn Chương/Literature :: Thư Viện Truyện - Tim Viet Library :: Kinh Sách của Các Tôn Giáo-
Chuyển đến