TIM VIỆT FORUM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Những Vùng Tối
BÊN KIA NỖI ĐAU EmptyFri Sep 20, 2019 3:02 am by Tuyet Bang

» Vì sao đại bàng đầu trắng là loài vật biểu trưng của Mỹ?
BÊN KIA NỖI ĐAU EmptyTue Sep 25, 2018 11:57 am by Admin

» Hoa Bỉ Ngạn
BÊN KIA NỖI ĐAU EmptyTue Sep 25, 2018 11:53 am by Admin

» “Bỏ túi” 8 cách phân biệt mật ong cực đơn giản
BÊN KIA NỖI ĐAU EmptyTue Sep 25, 2018 11:48 am by Admin

» Bò Kho
BÊN KIA NỖI ĐAU EmptyMon Sep 24, 2018 3:43 pm by Admin

» NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT
BÊN KIA NỖI ĐAU EmptySun Sep 23, 2018 12:19 am by Admin

» BÀI PHÁP VỀ BỐN LOẠI NGỰA
BÊN KIA NỖI ĐAU EmptySun Sep 23, 2018 12:18 am by Admin

» KHÉO GIỮ SÁU CĂN
BÊN KIA NỖI ĐAU EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» NGUỒN GỐC CỦA ĐAU KHỔ
BÊN KIA NỖI ĐAU EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» TÌNH VÀ NGHĨA TRONG CUỘC SỐNG VỢ CHỒNG
BÊN KIA NỖI ĐAU EmptySun Sep 23, 2018 12:02 am by Admin

» CUỘC SỐNG KHÔNG CẦN OÁN TRÁCH, TẤT CẢ ĐỀU CÓ AN BÀI
BÊN KIA NỖI ĐAU EmptySat Sep 22, 2018 11:57 pm by Admin

» Lỡ Phá Thai Hãy Gấp Tụng Kinh Địa Tạng 49 Lần Để Giúp Trẻ Sớm Siêu Thoát
BÊN KIA NỖI ĐAU EmptySat Sep 22, 2018 11:55 pm by Admin

» NHÂN CHẲNG SINH DIỆT, QUẢ CHẲNG SINH DIỆT
BÊN KIA NỖI ĐAU EmptySat Sep 22, 2018 11:54 pm by Admin

» TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC?
BÊN KIA NỖI ĐAU EmptySat Sep 22, 2018 11:53 pm by Admin

» TRONG SINH DIỆT, RÕ CHẲNG SINH DIỆT
BÊN KIA NỖI ĐAU EmptySat Sep 22, 2018 11:52 pm by Admin

» HIẾU HẠNH
BÊN KIA NỖI ĐAU EmptySat Sep 22, 2018 11:51 pm by Admin

» Vạn vật vì duyên hòa hợp mà sinh, cũng vì duyên mà diệt
BÊN KIA NỖI ĐAU EmptySat Sep 22, 2018 11:50 pm by Admin


 

 BÊN KIA NỖI ĐAU

Go down 
Tác giảThông điệp
Đỗ Quyên
Admin
Đỗ Quyên


Tổng số bài gửi : 469
Đến từ : Khu vườn yên tĩnh
Registration date : 30/07/2008

BÊN KIA NỖI ĐAU Empty
Bài gửiTiêu đề: BÊN KIA NỖI ĐAU   BÊN KIA NỖI ĐAU EmptySat Nov 27, 2010 11:57 am

Cái Đẹp biết nở ra từ trong nỗi đau, trong bất hạnh mới thực là cái Đẹp mang thông điệp sâu sắc mà ở cuộc sống đầy bất an này nó lại an ủi những người bình thường, yếu đuối như chúng ta: “…Không có bất hạnh tận cùng”


"Không có bất hạnh tận cùng"


Dường như đàn bà ai cũng thích cái đẹp, thích thời trang. Người viết bài này không hề là ngoại lệ. Thế nhưng, đã qua cái thời háo hức chờ mong xem các cuộc thi hoa hậu báo Tiền Phong, háo hức chờ mong người đẹp nào sẽ là chủ nhân vương miện, hệt những nàng công chúa giữa đời thực. Nhất là khi chiếc vương miện còn đang tỏa sáng trên mái đầu, các cuộc thi hoa hậu còn chưa kịp đóng màn, lại đã nảy chồi những lình xình, tranh cãi, thậm chí đòi kiện tụng nhau... thì các cuộc thi hoa hậu chỉ còn lại dư âm khôi hài xen lẫn những bình luận mai mỉa của người đời.

Nhưng cách đây ít ngày, người viết bài này đã phải đọc kỹ, không bỏ sót chữ nào thông tin về một cuộc thi hoa hậu, mà những thí sinh là những người đàn bà đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ chết người- HIV. Chả thế, cuộc thi có tên cũng rất đặc biêt: "Dấu cộng duyên dáng", cho dù trong thực tế, rất có thể dấu cộng đó đang trừ dần đi sinh lực của những người đàn bà đầy sức sống, và có những gương mặt khả ái.

Họ là những số phận, những thân phận, những mảnh đời đàn bà xứ Việt rất khác nhau ở các miền quê nghèo khó đến cuộc thi, nhưng cùng giống nhau là sự bất hạnh. Người viết bài này, không tìm hiểu vì sao họ lại mắc bệnh. Mà chỉ vô cùng nể cái cách nhìn của hoa hậu Trần Thị Huệ: "Tôi từng nghĩ mình là người phụ nữ bất hạnh, nhưng nhận ra không có bất hạnh tận cùng".

BÊN KIA NỖI ĐAU Benkianoidau1

Cuộc thi "Dấu cộng duyên dáng"

Nếu không lầm, cách đây 20 năm, lần đầu tiên trên báo Lao Động có một phóng sự về một cô giáo bị mắc HIV từ người chồng. Tấm ảnh đăng báo đã phải xóa nhòa gương mặt người đàn bà hẳn đã nhòe nước mắt trong không ít những đêm trắng, trong nỗi đau đớn, sợ hãi và tủi hổ cùng cực.

Đến hôm nay, những con người có dấu cộng đáng sợ không chỉ bước ra khỏi bóng tối của những định kiến, những sợ hãi, không chỉ dám bước vào cộng đồng những người tuyên truyền chống lại căn bệnh HIV/AIDS mà còn dám bước lên sân khấu rực rỡ ánh đèn, với gương mặt rạng ngời, để chỉ nói với xã hội - khát vọng tột cùng về niềm mong mỏi được sống, được sẻ chia, được thấu hiểu.

Cả hai phía, xã hội và họ đều đã bước được những bước đáng kể của nhận thức và lòng dũng cảm, điều ít mơ tới với một cộng đồng văn minh lúa nước.

Những bước chân của xã hội đã đánh thức những người dân ở một làng nhỏ ngoại thành Hà Nội, vốn ít nhiều định kiến với lối sống thị thành, nhất là trong cơn lốc âm thầm của HIV, làm một việc khiến người xem ti vi cách đây ít lâu rưng rưng nước mắt. Cứ cuối tuần, dân làng lại đón các cháu bé bị HIV ở một trung tâm gần đó về chơi, cho các cháu cảm thấy được sống trong không khí ấm áp của gia đình.

Rồi tại Thái Lan, cuộc thi hoa hậu của những người đàn bà góa, và của những người đàn bà béo. Họ, những người đàn bà góa, những người đàn bà béo chợt nhận ra, ngay cả sự bất hạnh, sự không có ưu thế nào đó cũng vẫn có thể tạo ra hạnh phúc, tạo ra ưu thế, miễn là có khát vọng, có niềm tự tin vào bản thân và dám hành động. Và đến lượt họ lại thức tỉnh và mang đến cho cộng đồng một định nghĩa về cái đẹp.

Cái đẹp bao giờ cũng được ngưỡng mộ, được tôn vinh: Có cái đẹp hình thức của tạo hóa, của bẩm sinh, có cái đẹp của tâm hồn, có cái đẹp của tài năng... Nhưng cái Đẹp biết nở ra từ trong nỗi đau, trong bất hạnh mới thực là cái Đẹp mang thông điệp sâu sắc mà ở cuộc sống đầy bất an này nó lại an ủi những người bình thường, yếu đuối như chúng ta: "...Không có bất hạnh tận cùng"

Cảm ơn cái Đẹp biết trổ hoa giữa nỗi đau.



Phật tại tâm và Phật giữa đời


Mới đây, ông Nguyễn Diệu (Thừa Thiên- Huế) được Ủy ban Giải thưởng Kova chọn để trao giải thưởng Kova lần thứ 8 năm 2010.

Những con người có dấu cộng đáng sợ không chỉ bước ra khỏi bóng tối của những định kiến, những sợ hãi, không chỉ dám bước vào cộng đồng những người tuyên truyền chống lại căn bệnh HIV/AIDS mà còn dám bước lên sân khấu rực rỡ ánh đèn, với gương mặt rạng ngời, để chỉ nói với xã hội- khát vọng tột cùng về niềm mong mỏi được sống, được sẻ chia, được thấu hiểu.

Cả hai phía, xã hội và họ đều đã bước được những bước đáng kể của nhận thức và lòng dũng cảm, điều ít mơ tới với một cộng đồng văn minh lúa nước.

Câu chuyện của người đoạt giải thưởng rất đơn giản. Ông chỉ là một người chuyên đi thu mua mây song xuất khẩu tại xã Thượng Trạch (Bố Trạch- Quảng Bình). Cái nghề chuyên thu mua ở dải đất nghèo khó đã khiến ông không dưng, "thu hoạch" được một tập tục- đúng hơn là hủ tục ghê rợn của người dân tộc Ma Coong- tục chôn người sống theo người đã chết.

Ở đây là những đứa trẻ mới sịnh, phải bị chôn sống theo người mẹ nếu không may họ không vượt được cửa tử sau khi sinh.

Người viết bài này không biết ông đã suy nghĩ, đã cảm nhận gì khi chứng kiến hủ tục rợn người đó. Chỉ biết câu chuyện ông thuyết phục được cả bản người dân Ma Coong, xin được đứa bé thoát khỏi cái chết oan nghiệt, và nuôi dạy em bé, nay đã là đứa trẻ 15 tuổi, hẳn là một câu chuyện dài kỳ diệu.

Là một đoạn đời người suốt 1 thập kỷ rưỡi, với những nỗi đau về thân phận con người, về số kiếp con người và lẽ tử sinh ở đời. Ở đó, lòng nhân của một con người lầm lụi vì mưu sinh đã vượt lên cả nỗi sợ hãi những tập tục khắc nghiệt của một cộng đồng.

Để đến giờ, bà con người Ma Coong chấp nhận xóa bỏ tập tục- cũng là xóa bỏ một niềm tin mê muội và bế tắc, do thiếu hiểu biết một thời. Họ đã không còn sợ "con ma" của người chết, con ma của thân phận đói nghèo, dốt nát đã ám ảnh dai dẳng đời họ nhiều kiếp?

Câu chuyện giản dị đầy tình phụ tử của ông Nguyễn Diệu đã nhắc nhớ trong quá khứ câu chuyện đầy tình phụ tử khác của một người đàn ông, ở thành phố nổi tiếng -Nha Trang.

Đó là chuyện ông Tống Phước Phúc- người có cái tên phúc đức như việc làm của ông- quanh năm đi thu nhặt, chôn cất các hài nhi không may vào một nghĩa trang do ông xây dựng, nuôi dưỡng những em bé sơ sinh bị bỏ rơi, thậm chí cả chăm nom cho những người mẹ trẻ không may lỡ lầm, để khuyên nhủ họ trở về với đời, dũng cảm gánh lấy trách nhiệm làm mẹ.


BÊN KIA NỖI ĐAU Benkianoidau3

Ông Tống Phước Phúc


Hai người đàn ông, một người cứu sống những bé mới sinh, một người chôn cất cho những bé thiệt phận bị con người đang tâm vứt bỏ, có thể không hề biết nhau, nhưng lại gặp nhau ở cái tâm- tâm Phật. Người đời nói- Phật ở tại tâm. Còn ở đây, họ là Phật hiển hiện giữa đời.

Ông Nguyễn Diệu đã tái sinh cho những đứa bé thơ không may, và ông tái sinh cho cả nhận thức của một cộng đồng. dù ông chỉ là một người lao động nghèo, mới học hết phổ thông.

Câu chuyện của cuộc thi Dấu cộng duyên dáng, của hai người đàn ông có tấm lòng từ mẫu giữa cuộc đời còn nhiều nỗi khốn khó, nhiều hoài nghi này nói điều gì.

Có phải bên kia nỗi đau vẫn là cái Đẹp, làm ta rơi nước mắt và làm con tim ta cười?



Tác giả: Kỳ Duyên
21/11/2010 04:00 GMT+7
TUANVN /Vienamnet.vn
Về Đầu Trang Go down
 
BÊN KIA NỖI ĐAU
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» BÊN DÒNG NƯỚC - Quỳnh Dao
» TIẾNG CƯỜI BÊN KHE (Hổ Khê Tam Tiếu)
» BÊN NGỌN THÁI SƠN
» DÙ CON ĐI KHẮP ĐÓ ĐÂY, SAO BẰNG BÊN MẸ NGẬP ĐẦY TÌNH THƯƠNG

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIM VIỆT FORUM :: Ngôn Ngữ và Văn Hoá (Languages and Culture) :: Ngôn Ngữ, Đất Nước,Con Người Việt Nam / Vietnam, and the Vietnameses-
Chuyển đến