TIM VIỆT FORUM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Những Vùng Tối
Khoa học Việt Nam - Tìm Bảng đề tên EmptyFri Sep 20, 2019 3:02 am by Tuyet Bang

» Vì sao đại bàng đầu trắng là loài vật biểu trưng của Mỹ?
Khoa học Việt Nam - Tìm Bảng đề tên EmptyTue Sep 25, 2018 11:57 am by Admin

» Hoa Bỉ Ngạn
Khoa học Việt Nam - Tìm Bảng đề tên EmptyTue Sep 25, 2018 11:53 am by Admin

» “Bỏ túi” 8 cách phân biệt mật ong cực đơn giản
Khoa học Việt Nam - Tìm Bảng đề tên EmptyTue Sep 25, 2018 11:48 am by Admin

» Bò Kho
Khoa học Việt Nam - Tìm Bảng đề tên EmptyMon Sep 24, 2018 3:43 pm by Admin

» NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT
Khoa học Việt Nam - Tìm Bảng đề tên EmptySun Sep 23, 2018 12:19 am by Admin

» BÀI PHÁP VỀ BỐN LOẠI NGỰA
Khoa học Việt Nam - Tìm Bảng đề tên EmptySun Sep 23, 2018 12:18 am by Admin

» KHÉO GIỮ SÁU CĂN
Khoa học Việt Nam - Tìm Bảng đề tên EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» NGUỒN GỐC CỦA ĐAU KHỔ
Khoa học Việt Nam - Tìm Bảng đề tên EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» TÌNH VÀ NGHĨA TRONG CUỘC SỐNG VỢ CHỒNG
Khoa học Việt Nam - Tìm Bảng đề tên EmptySun Sep 23, 2018 12:02 am by Admin

» CUỘC SỐNG KHÔNG CẦN OÁN TRÁCH, TẤT CẢ ĐỀU CÓ AN BÀI
Khoa học Việt Nam - Tìm Bảng đề tên EmptySat Sep 22, 2018 11:57 pm by Admin

» Lỡ Phá Thai Hãy Gấp Tụng Kinh Địa Tạng 49 Lần Để Giúp Trẻ Sớm Siêu Thoát
Khoa học Việt Nam - Tìm Bảng đề tên EmptySat Sep 22, 2018 11:55 pm by Admin

» NHÂN CHẲNG SINH DIỆT, QUẢ CHẲNG SINH DIỆT
Khoa học Việt Nam - Tìm Bảng đề tên EmptySat Sep 22, 2018 11:54 pm by Admin

» TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC?
Khoa học Việt Nam - Tìm Bảng đề tên EmptySat Sep 22, 2018 11:53 pm by Admin

» TRONG SINH DIỆT, RÕ CHẲNG SINH DIỆT
Khoa học Việt Nam - Tìm Bảng đề tên EmptySat Sep 22, 2018 11:52 pm by Admin

» HIẾU HẠNH
Khoa học Việt Nam - Tìm Bảng đề tên EmptySat Sep 22, 2018 11:51 pm by Admin

» Vạn vật vì duyên hòa hợp mà sinh, cũng vì duyên mà diệt
Khoa học Việt Nam - Tìm Bảng đề tên EmptySat Sep 22, 2018 11:50 pm by Admin


 

 Khoa học Việt Nam - Tìm Bảng đề tên

Go down 
Tác giảThông điệp
Đỗ Quyên
Admin
Đỗ Quyên


Tổng số bài gửi : 469
Đến từ : Khu vườn yên tĩnh
Registration date : 30/07/2008

Khoa học Việt Nam - Tìm Bảng đề tên Empty
Bài gửiTiêu đề: Khoa học Việt Nam - Tìm Bảng đề tên   Khoa học Việt Nam - Tìm Bảng đề tên EmptyMon Jan 03, 2011 7:23 pm

TTCT - Giáo sư Phạm Duy Hiển - nguyên viện trưởng Viện Hạt nhân Đà Lạt - trao đổi với TTCT về sự hòa nhập và tìm chỗ đứng của giới khoa học VN trên “mặt tiền” khoa học thế giới.


Công bố hay là chết?

* Thưa giáo sư, nhiều năm qua ông nói khá nhiều đến tầm quan trọng của việc viết và công bố các bài báo khoa học ra quốc tế. Nghiên cứu khoa học có nhất thiết phải có công bố quốc tế?

- Nghiên cứu khoa học là tìm ra những cái mới, mới trên thế giới chứ không chỉ ở VN. Nhà khoa học trước khi nghiên cứu vấn đề gì đều phải hỏi: ta định tìm cái gì mới ở đây? Công bố quốc tế là đưa nghiên cứu của mình ra cho mọi người xem, qua đó những đồng nghiệp quốc tế sẽ đánh giá anh có gì mới, sáng tạo.


* Có người hỏi “công bố trong nước cũng được chứ sao?”.

Ta nên nhớ rằng hiện chưa có tạp chí khoa học nào của VN lọt vào danh sách gần mười nghìn tạp chí khoa học quốc tế có uy tín được đưa vào cơ sở dữ liệu của Viện Thông tin khoa học quốc tế (ISI).

Lại có người hỏi “công bố quốc tế là chuyện của một số người làm khoa học, tại sao nhà nước lại phải quan tâm?”. Để trả lời câu hỏi này, ta phải nhìn ra các nước, trước hết là trong vùng. Năm 2008, VN công bố được 802 bài trên ISI, nghĩa là 1 triệu dân mới công bố chưa đầy 10 bài, năng suất này tuy có cao hơn Indonesia và Philippines, nhưng lại thấp hơn Thái Lan đến 6 lần, Malaysia 10 lần và thấp hơn Singapore tới... 167 lần.


Tại sao người Thái, người Mã và nhất là người Singapore lại “phí sức” công bố nhiều như vậy? Vì công bố quốc tế có thể xem như thước đo chất lượng nghiên cứu khoa học, mà đây là hoạt động phản ánh trình độ phát triển của một quốc gia, tương tự bình quân GDP hay các tiêu chí kinh tế - xã hội khác.

Giữa nghiên cứu khoa học trình độ quốc tế với phát triển kinh tế - xã hội có quan hệ tác động qua lại với nhau. Do đó, nhà nước phải quan tâm đến công bố quốc tế nếu không muốn đất nước mình bị lạc hậu. Công bố quốc tế còn là thước đo hiệu quả đầu tư cho khoa học của một quốc gia.



Hiểu đúng chữ “lợi ích” trong khoa học

Mỗi người hiểu một cách về chữ “lợi ích” trong nghiên cứu khoa học. Tôi nghĩ nghiên cứu khoa học phải nhằm ba lợi ích lớn: Một là nâng cao tầm tri thức của đất nước, qua đó nâng cao dân trí. Hai là hướng đến các sản phẩm cho quốc kế dân sinh. Ba là tìm ra quy luật tác động đến các chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Nhưng lợi ích bao trùm nhất vẫn là đào tạo được đội ngũ, nhất là người tài, học giả cho đất nước. Quy luật “tích lũy và kế thừa” sẽ nhân số người tài giỏi lên, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Không làm được việc nhân sức mạnh của cộng đồng nghiên cứu khoa học lên thì tác dụng của nghiên cứu khoa học vẫn hạn chế lắm.


* Nhưng nói như giới khoa học và đại học ở các nước “công bố hay là chết” (publish or perish) liệu có quá chăng?

- Ở đây có cả hai mặt. Ở các trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới, nếu không có công bố quốc tế trong thời gian dài, anh sẽ rất khó chứng minh sự tồn tại của mình. Không có công bố quốc tế trong thời gian dài có nghĩa là không theo kịp trình độ thế giới trong lĩnh vực của mình, vậy làm sao có thể đào tạo được nhân lực trong cuộc hội nhập toàn cầu hiện nay?

Song nói một cách công bằng, đây là cách làm hành chính, không phải lúc nào cũng đúng. Muốn đánh giá một nhà khoa học phải xem xét những hoạt động học thuật của họ ích lợi như thế nào đối với đất nước. Xem công bố quốc tế là tiêu chí độc tôn để đánh giá, xếp người có mười bài giỏi hơn người có năm bài là cực đoan. Ngược lại, cũng sẽ rất cực đoan và tai hại nếu xem công bố quốc tế là thứ trang sức, không cần thiết.


* Công bố quốc tế của VN thuộc diện thấp nhất trong khu vực. Theo giáo sư, nguyên nhân có thể nằm ở đâu: do ít tiền, do coi công bố quốc tế là một loại “trang sức” hay do vấn đề nội tại của đội ngũ khoa học?

- Chúng ta đang ở trình độ phát triển thấp. Đó là lý do bao trùm. Nhưng tự mình cũng làm cho mình thấp. Thứ nhất, giới khoa học trước đây ít quan tâm đến chuyện công bố quốc tế. Có lẽ trong vòng mười năm nay, người ta mới để ý nhiều đến chủ đề này, công bố quốc tế bắt đầu được làm tiêu chí xét duyệt các đề tài nghiên cứu cơ bản, nhiều cơ quan khoa học có chế độ thưởng cho các cán bộ có công bố quốc tế. Nhưng công bố quốc tế lại gần như bị đánh đồng với công bố nội địa khi xét duyệt các chức danh khoa học, đây là chuyện rất không thỏa đáng, cần sớm sửa chữa.

Tôi cho rằng rất cần tập trung nghiên cứu khoa học nhiều hơn trong các trường đại học. Số lượng công bố quốc tế từ đại học VN chỉ chiếm khoảng 50%, trong khi ở Thái Lan con số này lên đến hơn 90%. Công bố quốc tế từ trường đại học sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên, vì đừng quên rằng nhân lực “thiếu và yếu” là thách thức lớn nhất của VN trong thập kỷ tới.

Một diện mạo mới sẽ xuất hiện bằng cách xây dựng các nhóm nghiên cứu xuất sắc ở các trường đại học được lãnh đạo bởi các học giả đầu đàn trong nước - những người vẫn được coi là có thẩm quyền nhất về mặt học thuật trong xã hội.

Đương nhiên các vị này đã có chỗ đứng trên thế giới qua các công bố quốc tế của mình. Thế giới nhìn nền khoa học của ta qua họ. Thế hệ sau phán xét thế hệ này qua họ. Với chính sách cào bằng trong học thuật được hợp thức bằng những quy chế hành chính hóa như hiện nay, chúng ta rất khó tiến xa hơn trong thế giới này.


* Nói như thế, giáo sư nhận xét ra sao về truyền thống khoa học của VN, sự kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác?

- Khoa học cũng như phát triển kinh tế - xã hội, đều dựa trên quy luật “tích lũy và đầu tư”, ai làm kinh tế đều biết quy luật này. Khoa học muốn phát triển theo quy luật tích lũy và kế thừa mà thế hệ sau lại vứt bỏ những thành quả của thế hệ trước, làm lại từ đầu từ số 0 thì bao giờ chúng ta mới tiến lên được.

Tôi xin đơn cử một ví dụ. Đội ngũ làm việc tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt được xây dựng gần 30 năm qua, có chỗ đứng nhất định trong cộng đồng hạt nhân quốc tế. Nhưng khi chuẩn bị làm điện hạt nhân thì đội ngũ ấy lại hầu như đứng ngoài cuộc. Tuy chưa phải là những “người khổng lồ”, nhưng thiết nghĩ cũng nên trèo lên vai họ để dễ thấy hơn những gì đang ở phía trước (cười).



Tự do và Tự Trọng Dụng

* Nghiên cứu khoa học bản chất vẫn là tự do trong sáng tạo. Tự do trong khoa học đối với giáo sư có ý nghĩa như thế nào?

- (Im lặng hồi lâu) Tôi luôn chọn con đường tự do trong tư duy, không lệ thuộc vào một ý niệm, chỉ dẫn của ai. Quyền, tiền và danh (nhất là hư danh) là ba thứ luôn làm ta mất tự do. Nhưng rất khó vượt lên chính mình. Không có tiền lấy đâu ra tự do? Mà nhà khoa học VN muốn có tiền phải có quyền. Nhưng giữ được quyền thì còn tâm trí và thời gian đâu để có thể tự do theo đuổi những đam mê sáng tạo của mình.

Thậm chí phải có nhiều quyền hơn mới bảo vệ được những thành quả lao động khoa học của mình và tập thể. Cứ thế mà “chiến đấu không ngừng” trên con đường quan lộ, con đường độc đạo đó luôn dẫn ta đi xa khỏi mục tiêu khoa học và thủ tiêu hết các đam mê. Tôi nghiệm thấy đây là một rắc rối lớn trong xã hội chúng ta ngày nay. Chúng ta không có người tài vì như vậy.



Chuẩn bị cho những người nghiên cứu trẻ

Khi viết một bài báo khoa học và công bố ra quốc tế, tức là anh đang đối thoại với các đồng nghiệp của mình trên thế giới. Họ có thể đồng ý hay phản bác, song đây là một quá trình đối thoại rất cần thiết và hữu ích cho người làm khoa học.

Tôi luôn yêu cầu các cộng sự của mình phải đọc ít nhất 50 công bố quốc tế thuộc chủ đề mà họ định nghiên cứu để hiểu người ta đã và đang làm gì trong vòng mười năm qua. Như vậy, tự anh phải hòa mình vào cộng đồng trên thế giới. Công bố quốc tế không phải để chứng tỏ cho ông thủ trưởng thấy tài năng của mình, mà thực chất là để hòa nhập và tìm được chỗ đứng của anh trên “mặt tiền” khoa học thế giới.


* Vậy đâu là giải pháp cho rắc rối này, thưa giáo sư?

- Chuyện đáng nói ở ta là không tạo được một môi trường để mọi người tự do theo đuổi những đam mê sáng tạo của mình. Cũng chính vì thiếu môi trường ấy mà chúng ta ngày càng thiếu nhân tài khoa học. Mong đừng hiểu hai chữ tự do mà tôi nói như một đòi hỏi vốn được xem là nhạy cảm, mang màu sắc ý thức hệ. Hoàn toàn không!

Quan niệm tự do này đơn giản lắm: làm sao nhà khoa học đủ điều kiện (nhất là tiền lương) để sống và tự do theo đuổi những đam mê sáng tạo của mình mà không bị ai cản trở. Muốn vậy, môi trường ấy phải có những nấc thang chuẩn mực khoa học minh bạch để đánh giá con người.

Môi trường ấy lại phải bảo đảm điều kiện để đội ngũ luôn lớn mạnh về chất lượng và số lượng nhờ biết tích lũy và kế thừa để hướng tới những mục tiêu ngày càng cao cho đất nước. Đương nhiên, không thể thiếu một nhà khoa học đầu đàn, có uy tín, biết “kinh bang tế thế” để tập thể chẳng những không bơ vơ mà còn có chỗ đứng trong xã hội. Chỉ từ một môi trường lành mạnh như vậy người tài mới xuất hiện
.

* Khi nhìn vào đội ngũ khoa học trẻ, giáo sư thấy đâu là những điều đáng khích lệ, đâu là những điểm yếu của họ?

- Tôi không thích câu hỏi này lắm. Tôi không thích cậy mình già để được quyền phán xét thế hệ trẻ. Vả lại thế hệ trẻ giờ đây có nhiều em rất giỏi, tôi từng ngạc nhiên khi tiếp xúc với họ. Cứ thả họ vào môi trường tự nhiên mà tôi vừa nói trên, các em sẽ lớn lên. Người lớn cứ nói bọn trẻ kém quá, trách chúng ham chơi, không chịu rèn luyện, không theo đuổi con đường khoa học, mới xin vào cơ quan xong là cứ mắt trước mắt sau chuồn sang chỗ khác để có nhiều tiền hơn...

Trách như vậy là không đúng. Nếu trường đại học, viện nghiên cứu tạo ra được môi trường lành mạnh như tôi nói trên, nếu chúng ta xây dựng được những nhóm nghiên cứu xuất sắc do những nhà khoa học có uy tín đứng đầu, thì dứt khoát sẽ hút giới trẻ vào, nhất là những em giỏi.

Tôi thấy nhiều người hay than phiền “trí thức VN không được trọng dụng”, hình như có ý trách cứ cấp trên không tham vấn, không bố trí mình vào chỗ này chỗ khác. Tôi nghĩ khác. Tự anh phải biết “dụng” anh, phải “xài” anh đến nơi đến chốn, như thế chính là xã hội đã trọng dụng anh.


* Xin trân trọng cảm ơn giáo sư.



CẦM PHAN thực hiện
TUỒI TRẺ CUỐI TUẦN 02.01.2011
Về Đầu Trang Go down
 
Khoa học Việt Nam - Tìm Bảng đề tên
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bộ Não Khoẻ
» Khoảng lặng ngày khai trường
» Khoảng 15% thai phụ VN mắc viêm gan siêu vi B
» Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec - đẳng cấp và chất lượng
» Bí quyết khoẻ mạnh và sống lâu

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIM VIỆT FORUM :: Ngôn Ngữ và Văn Hoá (Languages and Culture) :: Ngôn Ngữ, Đất Nước,Con Người Việt Nam / Vietnam, and the Vietnameses-
Chuyển đến