TIM VIỆT FORUM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Những Vùng Tối
Ngôn ngữ trên truyền hình đang bị “Tây hóa” EmptyFri Sep 20, 2019 3:02 am by Tuyet Bang

» Vì sao đại bàng đầu trắng là loài vật biểu trưng của Mỹ?
Ngôn ngữ trên truyền hình đang bị “Tây hóa” EmptyTue Sep 25, 2018 11:57 am by Admin

» Hoa Bỉ Ngạn
Ngôn ngữ trên truyền hình đang bị “Tây hóa” EmptyTue Sep 25, 2018 11:53 am by Admin

» “Bỏ túi” 8 cách phân biệt mật ong cực đơn giản
Ngôn ngữ trên truyền hình đang bị “Tây hóa” EmptyTue Sep 25, 2018 11:48 am by Admin

» Bò Kho
Ngôn ngữ trên truyền hình đang bị “Tây hóa” EmptyMon Sep 24, 2018 3:43 pm by Admin

» NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT
Ngôn ngữ trên truyền hình đang bị “Tây hóa” EmptySun Sep 23, 2018 12:19 am by Admin

» BÀI PHÁP VỀ BỐN LOẠI NGỰA
Ngôn ngữ trên truyền hình đang bị “Tây hóa” EmptySun Sep 23, 2018 12:18 am by Admin

» KHÉO GIỮ SÁU CĂN
Ngôn ngữ trên truyền hình đang bị “Tây hóa” EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» NGUỒN GỐC CỦA ĐAU KHỔ
Ngôn ngữ trên truyền hình đang bị “Tây hóa” EmptySun Sep 23, 2018 12:17 am by Admin

» TÌNH VÀ NGHĨA TRONG CUỘC SỐNG VỢ CHỒNG
Ngôn ngữ trên truyền hình đang bị “Tây hóa” EmptySun Sep 23, 2018 12:02 am by Admin

» CUỘC SỐNG KHÔNG CẦN OÁN TRÁCH, TẤT CẢ ĐỀU CÓ AN BÀI
Ngôn ngữ trên truyền hình đang bị “Tây hóa” EmptySat Sep 22, 2018 11:57 pm by Admin

» Lỡ Phá Thai Hãy Gấp Tụng Kinh Địa Tạng 49 Lần Để Giúp Trẻ Sớm Siêu Thoát
Ngôn ngữ trên truyền hình đang bị “Tây hóa” EmptySat Sep 22, 2018 11:55 pm by Admin

» NHÂN CHẲNG SINH DIỆT, QUẢ CHẲNG SINH DIỆT
Ngôn ngữ trên truyền hình đang bị “Tây hóa” EmptySat Sep 22, 2018 11:54 pm by Admin

» TẠI SAO TỪ BI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHẪN NHỤC?
Ngôn ngữ trên truyền hình đang bị “Tây hóa” EmptySat Sep 22, 2018 11:53 pm by Admin

» TRONG SINH DIỆT, RÕ CHẲNG SINH DIỆT
Ngôn ngữ trên truyền hình đang bị “Tây hóa” EmptySat Sep 22, 2018 11:52 pm by Admin

» HIẾU HẠNH
Ngôn ngữ trên truyền hình đang bị “Tây hóa” EmptySat Sep 22, 2018 11:51 pm by Admin

» Vạn vật vì duyên hòa hợp mà sinh, cũng vì duyên mà diệt
Ngôn ngữ trên truyền hình đang bị “Tây hóa” EmptySat Sep 22, 2018 11:50 pm by Admin


 

 Ngôn ngữ trên truyền hình đang bị “Tây hóa”

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 3155
Đến từ : Rain City
Registration date : 10/06/2008

Ngôn ngữ trên truyền hình đang bị “Tây hóa” Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngôn ngữ trên truyền hình đang bị “Tây hóa”   Ngôn ngữ trên truyền hình đang bị “Tây hóa” EmptyMon Feb 21, 2011 2:14 pm

Đài truyền hình phải đóng vai trò tiên phong trong sự nghiệp gìn giữ và phát huy tiếng Việt.

Nhân viên phòng tiếp thị của ngân hàng Thần Tài (Thần tài Bank) làm việc với đài truyền hình về một show quảng cáo trên tivi:


Thần Tài Bank:

- Tôi đề nghị thêm vào điều khoản về phát âm chuẩn tên gọi của ngân hàng.

Đài TH:

- ???

Thần Tài Bank:

- Điều khoản này quy định rằng không được gọi chúng tôi là Thần Tài “Banh”.

Tụi tui sợ chữ “banh ta lông” lắm.

Thần tài mà bị “banh ta lông”* thì ai mà dám gửi tiền vào đó!!

Đài TH:

- Thế thì chúng tôi phải gọi làm sao ạ?

Thần Tài Bank:

- Việt ra Việt, Anh ra Anh.



Xin đọc rõ là Thần Tài Bank, còn không phát âm được chữ bank theo đúng phonetic /bæɳk/ thì gọi rõ ràng là Ngân hàng Thần Tài cho nó khỏi bị méo mó ý nghĩa….

Ngoài ra Thần tài Bank chỉ thích quảng cáo trong “Chương trình quảng cáo” chứ không thích nằm trong “Sâu (show) quảng cáo” đâu…

Trên đây là một câu chuyện vui nói lên những cái nực cười trong cách phát âm của đa số phát thanh viên của nhiều đài truyền hình ở Việt Nam.

Thực tế, cho đến nay đã có rất nhiều bài viết trên báo chí cảnh báo về sự suy thoái của tiếng Việt trong thời đại hội nhập trước sức mạnh về tính phổ quát của tiếng Anh.

Với đa số người Việt ngày nay, nhất là giới thanh niên, một số thuật ngữ bằng tiếng Anh đã được quốc tế hóa cũng được người Việt Nam hiểu đầy đủ ý nghĩa của nó.

Tivi là máy vô tuyến truyền hình, bank là ngân hàng, game show là trò chơi trên truyền hình, coupe là giải thường v.v…

Thêm vào đó, đại đa số các phần mềm thông dụng trên máy vi tính hiện nay đều sử dụng tiếng Anh cũng làm tăng thêm uy lực của ngôn ngữ này.

Nếu chúng ta thử làm một thống kê về ngữ nghĩa của những từ ngữ: Delete, OK, Yes, Cancel… thì tôi đoán rằng kết quả sẽ có rất nhiều người Việt Nam từ thành thị đến nông thôn đều hiểu đúng những từ đó nói gì.

Chính vì sự phổ quát đó của tiếng Anh mà rất nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang bận tâm vì tính đa dạng của ngôn ngữ đang bị thu hẹp dần.

Điều này cũng đồng nghĩa với sự mai một của văn hóa.

Nước Pháp có lẽ là nước đang rất âu lo về chuyện này.

Họ đã bỏ ra rất nhiều ngân quỹ để tài trợ cho các chương trình quảng bá tiếng Pháp ở các nước dùng tiếng Pháp là ngôn ngữ chính (pays Francophone).

Ngay cả nước Anh, có một thời thái tử Charles cũng tỏ ra quan ngại về cách dùng tiếng Anh theo kiểu Mỹ (American English) của giới thanh niên Anh.

Việt Nam mình, trước kia cũng có những tư tưởng khá cực đoan trong chuyện vay mượn từ ngữ nước ngoài.

Thay vì nói tia tử ngoại (Ultra violet) lại nói là tia cực tím.

Thật ra tử ngoại chính xác hơn vì bước sóng này nằm ngoài phổ tím trông thấy được bằng mắt thường.

Còn cực tím vẫn còn nằm ở cực của phổ tím.

Thay vì dùng chữ hỏa tiễn, lại dùng tên lửa. Làm thế nào để phân biệt mũi tên có gắn lửa của thổ dân da đỏ với một cổ máy phản lực đưa con người thám hiểm vũ trụ?

Sự vay mượn là điều tất yếu phải có khi các nền văn hóa giao lưu với nhau.

Nó làm cho ngôn ngữ địa phương được thêm phong phú, và nó phản ánh giai đoạn lịch sử mà hai nền văn hóa ấy gặp nhau.

Ngay cả tiếng Anh cũng có rất nhiều từ vay mượn của tiếng Pháp.

Ví dụ thay vì nói Queen’s room (phòng của Nữ hoàng) thì họ lại nói Queen’s Chambre (hoặc chamber).

Tiếng Việt cũng vay mượn rất nhiều từ ngữ tiếng Trung Hoa là chuyện tất yếu của lịch sử.

Nhưng ngày nay, sự cực đoan đó lại đang dịch chuyển về cực ngược lại…

Ngôn ngữ trên truyền hình đang bị “Tây hóa” Ngon-n10
Ngôn ngữ trên truyền hình cũng đang bị “Tây hóa”

Trở lại với phạm vi hẹp hơn:

Ngôn ngữ tiếng Việt trên truyền hình.

Hiện có rất nhiều kênh truyền hình đang hoạt động ở Việt Nam, trong đó, qua mạng truyền hình cáp cũng có rất nhiều kênh truyền hình nước ngoài với những chương trình rất hấp dẫn, lôi cuốn người xem.

Đài truyền hình Việt Nam, trong xu thế đó, cần phải cạnh tranh với các kênh truyền hình khác bằng nhiều công cụ, trong đó, nói làm sao để dễ hiểu là công cụ rất quan trọng.

Điều đó không có nghĩa là phải dùng tiếng Anh trong những từ rất phổ cập đã nói ở trên.

Đồng ý là có những từ ngữ không thể không vay mượn được (internet, photocopy, fax…), nhưng có những từ ngữ mà tiếng Việt đã có sẵn sàng, tại sao lại phải vay mượn?

Mà khi vay mượn lại sử dụng một cách rất lố bịch.

Thật ra đó không phải là vay mượn nữa, mà là “ta chê ao ta”, là quên cội nguồn.

Phải chăng thay vì dùng chữ Ngân hàng, ta lại nói Bank để cho nhà băng này mang dáng dấp hiện đại hơn, uy lực tài chính lớn hơn?

Phải chăng khi dùng chữ “ghem sâu” (game show) ý ta muốn nói mọi người khi tham gia trò chơi truyền hình này phải có phong cách chơi quốc tế hơn?

Vì mục đích gì đi nữa, chúng ta đang chê rằng tiếng Việt không đủ phong phú, hoặc tiếng Việt không thích hợp cho môi trường hội nhập ngày nay.

Tôi cho rằng, đài truyền hình phải đóng vai trò tiên phong trong sự nghiệp gìn giữ và phát huy tiếng Việt.

Thật là vui mừng, hạnh phúc khi dân Việt Nam được hội nhập với thế giới.

Nhưng cũng thật là đau xót khi chúng ta hội nhập mà phải đánh mất chính mình.

Đánh mất nền văn hóa bốn ngàn năm văn hiến là một điều rất xót xa.

Phải phân biệt rạch ròi giữa sự vay mượn ngôn ngữ và sự đánh mất cội nguồn.

Nếu không kịp chấn chỉnh ngay từ bây giờ thì vài thập kỷ sau này, tiếng Việt sẽ trở thành một cổ ngữ, không phải là sinh ngữ nữa.

——

* Từ “Banh ta lông” là từ thường dùng trước năm 1975 trong miền Nam. “Ta lông” là phiên âm từ tiếng Pháp “le talon”, có nghĩa là gót chân, chuôi dao… Nhưng nghĩa của nó trong trường hợp này là cái niềng cứng của vỏ xe đạp. Khi cái niềng này bị banh ra (bung ra) thì vỏ xe xẹp lép không chạy được nữa.



Tác giả: Võ Hoàng Nguyên
Văn đàn Việt Nam ACS tại Singapore
04-02-2011
Nguồn: Vietnam Net

Về Đầu Trang Go down
https://timviet.forumvi.com
 
Ngôn ngữ trên truyền hình đang bị “Tây hóa”
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TRUYỆN NGẮN : VỢ CHỒNG CHƯA LỚN (st)
» Một câu truyện đáng ngẫm
» TRUYỆN CỔ TÍCH ANDERSEN
» Audio - Truyện Tiếu Lâm Người Lớn
» LỄ PHẬT THÀNH ĐẠO - NGÀY TRUYỀN THỐNG TÔNG MÔN (2018)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIM VIỆT FORUM :: Ngôn Ngữ và Văn Hoá (Languages and Culture) :: Ngôn Ngữ, Đất Nước,Con Người Việt Nam / Vietnam, and the Vietnameses-
Chuyển đến